Bảo quản gấc tươi

15:07 27/02/2014

(Giúp bạn)

Gấc là loại quả có màu đỏ đẹp, dùng để nhuộm đỏ thực phẩm rất tốt. Song không phải mùa nào cũng có gấc nên để có món ăn ngon, bắt mắt theo ý muốn chị em cần bảo quản gấc để dùng được lâu hơn. Có nhiều cách để giữ cho gấc được tươi lâu.

bao-quan-gac-tuoi-1


Bạn lấy ruột gấc rồi bóp với 1/2 - 1 chén rượu trắng, một ít dầu ăn. Sau đó bỏ hạt cho vào hộp. Bạn nên chia vào các hộp nhỏ với liều lượng đủ dùng cho mỗi lần đồ. Sau đó cất vào ngăn đá của tủ lạnh hoặc tủ đông. Khi nào muốn ăn thì bạn mang ra để rã đông tự nhiên.

Bạn bẻ trái gấc ra làm đôi,bỏ hết phần vỏ,để nguyên cả thịt còn hột bỏ trong bao nylon cho vào tủ ngăn đá,chừng nào dùng thì rã đông và lấy hột,nên nhớ nếu đã đông đá thì lấy ra phải dùng hềt,còn xài ít thì ta chia ra làm nhiều phần,để mỗi lần ta chỉ lấy đủ dùng thôi,ở VN có gấc quanh năm,ta làm vậy tốt hơn là chê biến,chúc bạn nhân đc câu trả lời vừa ý.


bao-quan-gac-tuoi-2


Cây gấc là cây lưu niên, mỗi cây có thể ra 30-60 quả hằng năm, trọng lượng quả dao động 0,5-2 kg, có quả nặng tới 3 kg, như thế, mỗi cây gấc có thể cho thu hoạch trung bình 50 kg quả/năm. Việc trồng và chế biến gấc lấy dầu gấc - sản phẩm chứa vitamin A của gấc, có ý nghĩa kinh tế và xã hội to lớn. 

Chế biến dầu gấc từ quả gấc gồm hai giai đoạn là chế biến cơm gấc khô và ép cơm gấc thu hồi dầu.

Chế biến cơm gấc khô:

Chọn những quả gấc đỏ đủ độ chín, vỏ ngoài đỏ từ 2/3 trở lên, gai nhỏ đều và thưa, cuống to sẽ cho thịt gấc đỏ và dày; bỏ những quả bị sâu, thôố hỏng. Bổ đôi quả gấc, thu lấy toàn bộ phần ruột phía trong gồm các hạt được bao bọc bởi lớp thịt gấc màu đỏ tươi, rồi tiến hành sấy sơ bộ.

- Sấy sơ bộ: Làm khô một chút thịt gấc để quá trình bóc tách thịt quả gấc được dễ dàng. Sấ ở nhiệt độ 60-70oC trong khoảng 90 phút, khi bề mặt thịt gấc hơi se lại thì tiến hành bóc thịt gấc ra khỏi hạt.

- Bóc thịt gấc rồi sấy khô: Dùng dao tách nhẹ lớp thịt gấc đã se mặt khỏi hạt. Hạt gấc có thể thu gom để chế biến nhiều loại thuốc chữa bệnh rất tốt (trong Đông y, nhân hạt gấc hoà với rượu để trị các vết sưng tấy, hoà với giấm thanh đắp vào hậu môn chữa bệnh trĩ...). Toàn bộ thịt gấc sau khi tách khỏi hạt được thu hồi rồi đem sấy khô. Việc sấy thịt gấc có thể dùng tủ sấy, bếp điêệnhay bếp than tuỳ qui mô sản xuất. Nhiệt độ sấy 75-80oC trong 18-20 giờ. Với chế độ sấy này sẽ đảm bảo cho tiền vitamin A không bị phá huỷ. Quá trình sấy kết thúc khi thịt gấc đạt độ ẩm nhỏ hơn 10%, ta thu được thịt gấc sấy khô hay còn gọi là cơm gấc khô. Cơm gấc sau khi sấy được làm nguội rồi cho vào túi nilon, dán kín để bảo quản. Nên bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời. Sau khi chế biến 100 kg gấc, có thể thu được 12-13 kg cơm gấc khô. Cơm gấc có thể dùng chế biến dầu gấc hay đóng gói bảo quản và bán cho các cơ sở sản xuất dầu gấc.

Chế biến dầu gấc:

Nguyên liệu để chế biến dầu gấc là cơm gấc khô sau khi chế biến từ quả gấc hay có thể thu mua từ các địa phương sản xuất cơm gấc (như mở một số huyện của tỉnh Hải Dương). Cơm gấc được đưa vào máy nghiền để xé tơi nhỏ, sau đó đem xông - hấp cách thuỷ sao cho nhiệt độ cơm gấc đạt 78-80oC, khi độ ẩm cơm gấc đạt 40-42% là đạt yêu cầu (không để khô hay ướt quá), lúc này cơm gấc hút ẩm mềm nở ra, sau đó chuyển vào bộ phận ép lấy dầu. Việc ép có thể sử dụng máy ép hay tiến hành ép thủ công trên một dụng cụ gọi là máy ép trục vít quay tay, để thu hồi dầu gấc.

- Lắng trong dầu gấc: Dầu gấc thu được sau khi ép còn chứa nhiều cặn nhỏ, là những mảnh thịt gấc nhỏ, tồn tại lơ lửng trong dầu. Để có dầu gấc đạt chất lượng cảm quan tốt, cần lắng trong dầu gấc. Cho dầu gấc vào trong một chiếc thùng (bằng nhôm hay inox), đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, che sáng. Giữ yên trong 4-5 tuần, các phoi gấc lơ lửng sẽ lắng xuống đáy thùng, lớp dầu trong phía trên lấy ra đóng chai bảo quản, lớp dầu chứa cặn phía dưới được tiếp tục lắng trong lại.

Dầu gấc sau khi lắng trong có màu đỏ tươi, mùi thơm nhẹ, độ sánh vừa phải. Từ 1 kg cơm gấc khô có thể thu được trên 200 g dầu gấc. Dầu gấc đóng chai bảo quản nơi thoáng mát có thể giữ được trên 3 tháng.


Trái gấc không chỉ đem đến cho các món ăn một vẻ đẹp quyến rũ và an toàn. Không những thế, dầu gấc dùng trong chế biến thức ăn còn có tác dụng làm đẹp và tốt cho sức khỏe, nhất là đối với phụ nữ. Vậy Tết này các bạn hãy trổ tài biến quả gấc thành một món mứt vừa ngon, vừa bổ nhé.

bao-quan-gac-tuoi-3

Nguyên liệu:

- 1 trái gấc khoảng 1kg, 300g đường, 2 muỗng nước chanh.

Cách làm:

- Bổ đôi trái gấc, bóc vỏ, chỉ lấy hạt và màng đỏ bao quanh hạt. Cho hạt và màng đỏ vào nồi, thêm khoảng một chén nước và một muỗng nước cốt chanh vào trộn đều rồi đem nấu sôi 15 phút, đổ ra rá, đem chà xát kỹ để lấy thịt màng đỏ và loại bỏ hạt và các màng thô.

- Sau đó, chúng ta cho đường và một chén nước + 1 muỗng nước chanh vào nồi, trộn đều, nấu cho đường chảy thành nước, vừa nấu vừa khoắng, nấu sôi 15 phút, rồi cho thịt đỏ màng gấc vào, trộn đều đun sôi nhỏ lửa, vừa đun vừa khoắng để tránh cháy khét ở đáy nồi.

- Sau khoảng 15-20 phút mứt bắt đầu sánh, chúng ta canh lửa vừa rồi tắt bếp. Trước khi nhắc xuống, muốn xem mứt đã đạt chưa, chúng ta lấy môt giọt mứt đem nhỏ vào bát nước lạnh, nếu thấy giọt mứt tan trong nước là chưa được, chúng ta phải bắc lên bếp nấu tiếp.

- Khi mứt chín, rót mứt còn đang sôi nhẹ vào lọ thủy tinh đã rửa sạch, đậy nắp thật khít lại ngay rồi để vào nơi thoáng mát sạch sẽ.


(ST).

Từ khóa bài viết: Bảo quản gấc tươi,

Comments