Dầu ăn
(Giúp bạn)
1. Giá trị dinh dưỡng của dầu thực vật cao hơn dầu động vật
Dầu động vật gồm có mỡ lợn, mỡ bò, mỡ dê, mỡ gà, mỡ vịt… Dầu thực vật gồm có dầu đậu nành, dầu rau, dầu lạc, dầu vừng, dầu ngô v.v… Các loại dầu chủ yếu là chất mỡ. Chất mỡ trong dầu động vật thường có nhiều cholesterol, mỡ thực vật có ít cholesterol hơn. Trong dầu đậu nành và dầu vừng có hàm lượng vitamin E tương đối cao hơn tất cả các loại dầu khác, dầu rau cũng có nhiều vitamin E, còn váng sữa thì có nhiều vitamin A và D.
Các chất béo trong dầu động vật kết hợp với chất cholesterol tạo thành mỡ, vì thế dễ lắng đọng trong màng động mạch dẫ đến xơ cứng động mạch, trái lại, axit béo không bão hòa trong dầu thực vật lại có thể ngăn chặn được căn bệnh mỡ máu cao và cholesterol cao trong máu. Đặc biệt trong dầu ngô có khá nhiều cholesterol thực vật, nó có tác dụng ngăn chặn chất béo đi vào huyết quản, thúc đẩy tiến trình trao đổi, thay thế của axit béo bão hòa và cholesterol. Chính vì thế chất béo động vật không có lợi cho tâm huyết quản, trái lại, chất béo thực vật lại rất có ích, giá trị dinh dưỡng của nó cao hơn hẳn so với mỡ động vật.
2. Lượng sử dụng và tỷ lệ sử dụng dầu thực vật và động vật
Mỡ dầu là loại thực phẩm có nhiệt lượng cao, mỡ lợn và dầu thực vật là những thứ chúng ta thường dùng hàng ngày. Ăn quá nhiều mỡ động vật sẽ dẫn đến các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp, bệnh tim mạch v.v… Ăn quá nhiều dầu thực vật cũng sẽ dẫn đến các bệnh tắc mạch máu não, xơ cứng cơ tim v.v… Vậy phải ăn bao nhiêu mới là hợp lý?
Thường thì cơ thể mỗi ngày cần có 50g mỡ, ta trừ đi lượng mỡ có trong thịt và các thực phẩm khác cần ăn, số còn lại chính là lượng mỡ cần bổ sung cho cơ thể. Lượng mỡ ăn vừa đủ có ý nghĩa rất quan trọng và không thể thiếu được trong một bữa ăn hợp lý. Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng đã tính toán rằng, một người một ngày chỉ cần ăn từ 7 – 8g dầu thực vật là có thể thỏa mãn được nhu cầu của cơ thể, nếu ăn nhiều quá sẽ có hại. Tỷ lệ tốt nhất cơ thể có thể tiếp nhận giữa mỡ động vật và dầu thực vật là 1:2. Như vậy giữa hai loại đó sẽ có được sự cân đối lý tưởng. Hàm lượng chất béo có trong thịt và thực phẩm là: 100g thịt có 6g mỡ, còn chất béo trong dầu thực vật thì cứ 10g dầu là 10g chất béo.
3. Những điều cần chú ý khi sử dụng dầu, mỡ để nấu nướng
Khi nấu thức ăn, chỉ cần cho một lượng dầu vừa đủ
Nếu xào rau hoặc rang cơm cho quá nhiều dầu mỡ nó sẽ làm thành một lớp mỡ bao quanh món ăn, sau khi ăn, dịch tiêu hóa không thể tiếp xúc trọn vẹn với món ăn sẽ không có lợi cho sự hấp thụ tiêu hóa. Nếu thường xuyên ăn các món ăn có nhiều dầu mỡ như vậy sẽ làm cho túi mật và tủy tiết ra quá nhiều dịch thể, dễ dẫn đến viêm túi mật, viêm tụy v.v…
Hàng ngày khi nấu món ăn nên dùng dầu thực vật là chính, nên ít dùng mỡ động vật
Khi mua dầu, mỡ cần chú ý kiểm tra độ trong suốt, màu sắc, mùi vị, độ nhờn, độ lắng đọng của dầu, nếu phát hiện thấy mùi hôi, khó ngửi thì không nên mua.
Khi đun nấu không nên để nhiệt độ của dầu cao quá
Nhiệt độ của dầu không được để dầu bốc thành khói, vì nếu ăn lâu dài các món ăn đun, rán dầu bốc khói sẽ rất có hại cho sức khỏe, dễ dẫn đến các bệnh tim, phổ, não v.v…
Hàng ngày ăn các món ăn thanh đạm sẽ có lợi cho sức khỏe, không nên ăn những món ăn nhiều dầu, mỡ quá, cũng không nên ăn nhiều thịt hoặc các món ăn rán bằng dầu.