Gợi ý về bữa ăn cho trẻ biếng ăn
(Giúp bạn)Những bữa ăn đầy sắc màu và hình khối không những khiến trẻ thích thú, hào hứng mà còn kích thích trí sáng tạo bay bổng tuyệt vời của trẻ.
Những ai làm cha mẹ có con biếng ăn sẽ thấm thía đủ đầy tâm trạng buồn bực, chán nản, thậm chí phát điên, không còn kiềm chế nổi hành vi của mình với con cái, nhất là trong những bữa ăn. Cha mẹ có thể cáu, mắng, thậm chí đánh con.
Thực ra, tất cả những hành động: ép ăn bằng mọi cách, quát mắng, đòn roi… đều không mang lại hiệu quả, thậm chí phản tác dụng. Trẻ càng biếng ăn hơn, luôn sợ ăn, dè chừng với việc ăn và nhiễm các thói quen xấu khi ăn uống (không tự giác, không ngồi ăn một chỗ, không tập trung…). Như vậy, trẻ có thể hoàn thành khẩu phần mà bố mẹ áp cho, có thể tăng thêm một vài lạng, nhưng hậu quả xấu về cả sức khỏe và tính cách là vô cùng lớn.
Theo các bác sĩ nhi khoa, trong 6 năm đầu đời, trẻ trải qua nhiều giai đoạn biếng ăn, có thể do ốm đau hoặc do biếng ăn sinh lý. Thời gian biếng ăn có thể 1 tuần, 1 tháng, thậm chí lâu hơn. Bố mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân để có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp dựa trên nguyên tắc cơ bản là: luôn để ăn uống là nhu cầu tự thân của trẻ, là niềm yêu thích chứ không phải là nỗi sợ hãi mỗi lần đến giờ ăn.
Có 2 cách khắc phục tình trạng biếng ăn rất hiệu quả mà bố mẹ có thể áp dụng:
- 1
Trang trí bữa ăn cho con
Những bữa ăn đầy sắc màu và hình khối không những khiến trẻ thích thú, hào hứng mà còn kích thích trí sáng tạo bay bổng tuyệt vời của trẻ.
Ảnh minh họa: Xúc xích…bạch tuộc, nhìn là thích mê!
Ảnh minh họa: Xúc xích..bông hoa, thật dễ làm phải không mẹ?
Ảnh minh họa: Một chút biến tấu với bánh mì sandwich
Ảnh minh họa: Chỉ với một vài dụng cụ tạo hình dễ kiếm, mẹ không cần phải ép con ăn nữa!
Ảnh minh họa: tạo hình cho bữa ăn của bé không những khiến bé thích thú mà còn kích thích sự phát triển của trí tưởng tượng và óc sáng tạo
- 2
Bổ sung vi chất:
Vòng luẩn quẩn mà trẻ biếng ăn thường hay mắc phải là:
Biếng ăn ở trẻ, ban đầu có thể từ sau một lần trẻ bị ốm, nhưng nếu không được chăm sóc đầy đủ để phục hồi thể lực, trẻ sẽ bị biếng ăn kéo dài, do thiếu hụt những vi chất quan trọng (như kẽm và selen), ảnh hưởng trực tiếp đến vị giác (mất cảm giác mùi vị, không thèm, muốn ăn), đến hoạt động của bộ máy tiêu hóa (hấp thu dưỡng chất kẽm, hay bị rối loạn tiêu hóa..)
Khi đã thiếu hụt vi chất, nếu bố mẹ chỉ dừng lại ở thay đổi thực đơn, thay đổi cách trình bày món ăn cho trẻ thì cũng không thể khắc phục được tình trạng biếng ăn ở trẻ. Phải kết hợp cũng với việc bổ sung các vitamin và dưỡng chất cần thiết, trong đó ưu tiên hàng đầu là kẽm và selen.