Nước
(Giúp bạn)
1. Nước là chất xúc tác chủ yếu giúp trao đổi chất trong cơ thể
Nước là yếu tố cơ bản về sự sống còn của cơ thể, nước chiếm từ 60 – 70% trọng lượng cơ thể. Có người đã tính toàn rằng cuộc đời của mỗi con người uống hết khoảng 50 tấn nước trở lên. Nước là một bộ phận quan trọng của vật chất nằm ngoài tế bào, đồng thời cũng là chất xúc tác chủ yếu của việc trao đổi chất trong tế bào, mọi việc trao đổi chất trong cơ thể đều phải tiến hành bằng nước. Không có nước tất sẽ không có sự sống.
Tác dụng của nước trong cơ thể gồm:
Duy trì hình thái của tế bào
Điều chỉnh sự tuần hoàn bình thường của máu và các dịch thể khác, hòa tan chất dinh dưỡng, đẩy mạnh sự trao đổi, thay thế chất trong cơ thể như hấp thụ các chất dinh dưỡng, thải ra các chất cặn bã v.v…
Duy trì sự cân đối giữa nước, muối và chất kiềm trong máu.
Điều tiết nhiệt độ cơ thể.
Làm trơn các khớp xương, mắt và các tổ chức trong cơ thể, duy trì sự hoạt động bình thường của những tổ chức đó.
2. Uống nhiều nước có lợi cho sức khỏe
Người ta thường nói rằng: “Nước là thuốc ở thể lỏng”.
Người mắc bệnh uống nhiều nước có thể làm thuyên giảm bệnh tật, người khỏe mạnh uống nhiều nước cũng có thể đề phòng được bệnh tật. Trong điều kiện bình thường, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 2 lít nước, tức là khoảng 8 cốc nước, mỗi ngày cơ thể cần hấp thụ khoảng 60% nước có trong thức ăn, ngoài ra, tối thiểu cũng phải uống bổ sung khoảng 3 cốc nước hoặc hoa quả, nhưng nếu uống nhiều nước táo và nước nho quá sẽ có nguy cơ làm tăng khả năng bị sỏi thận.
Bác sĩ thường khuyên những người mắc bệnh nên uống nhiều nước:
Khi bị sốt cao, việc trao đổi chất trong cơ thể tăng lên khoảng 7% vì thế cần uống thêm 7% nước.
Táo bón không những phải ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, mà còn phải uống nhiều nước. Uống nhiều nước sẽ đỡ táo báo hơn.
Tiêu chảy dễ bị mất nước, vì thế không những phải uống nhiều nước, mà còn phải bổ sung các chất khoáng, muối và đường.
Người mắc bệnh tiểu đường và sỏi thận lại càng cần phải uống nhiểu nước hơn. Theo điều tra của các thầy thuốc Mỹ thì những người một ngày uống 2,5 lít nước sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư được một nửa so với những người chỉ uống 1 lít nước một ngày.
3. Những điều cần chú ý khi uống nước
Phải uống nước sôi để nguội tinh khiết
Nước sôi để nguội tinh khiết chẳng những vô trùng, mà còn có nhiều chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Nhưng nước đun sôi để nguội để lâu thì không nên uống vì nó chứa các nguyên tố vi lượng có hại cho sức khỏe.
Phải thường xuyên bổ sung nước, không nên đợi khi nào khát mới uống.
Việc uống nước không chỉ đơn thuần là giải cơn khát, mà chính là để duy trì nhu cầu sinh lý của cơ thể, vì thế không thể đợi các tổ chức tế bào thiếu nước, cảm thấy “khát” rồi mới uống.
Uống nước khi chưa ăn gì
Uống nước khi chưa ăn gì, nước sẽ đọng lại trong dạ dày khoảng 2 – 3phút, sau đó đi vào ruột non rồi vào máu, khoảng một giờ sau nước đã có thể bổ sung cho các tế bào trong toàn cơ thể. Do lượng nước trong cơ thể giữ được sự cân đối nên khi ăn có thể bảo đảm cho các dịch thể tiết ra đầy đủ, làm tăng cảm giác ăn ngon, giúp cho tiêu hóa tốt hơn.
Uống nước nóng ấm tốt hơn nước đã để nguội lạnh
Uống nước nóng ấm có thể nhanh chóng thẩm thấu vào tổ chức niêm mạc, nhanh chóng làm giảm cơn khát, giúp ích cho đường ruột. Ngược lại, uống nước lanh quá khi đi vào đường ruột sẽ dễ dẫn đến co thắt huyết quản cục bộ, dễ dẫn đến đau bụng, ỉa chảy.
Cần uống nước nhiều lần, mỗi lần một ít, không nên uống một lúc quá nhiều
Nếu uống một lúc quá nhiều sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho các dịch thể trong dạ dày bị loãng khiến tác dụng sát trùng của chất vị toan giảm sút gây trở ngại cho tiêu hóa. Lượng nước quá nhiều trong dạ dày sẽ làm cho dạ dày sệ xuống. Người mắc bệnh tim uống một lúc quá nhiều nước, sẽ dễ dẫn đến suy tim.
Sau khi vận động hoặc lao động nặng nhọc sẽ ra rất nhiều mồ hôi, cần phải bổ sung nước có pha muối để uống cho đỡ khát.
Trước khi ăn cơm tối khoảng nửa giờ uống nước để rửa dạ dày và đường ruột nhằm tăng cường sự tiết dịch tiêu hóa giúp cho hệ thống tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng được tốt hơn.
4. Uống nước để nguội có thể phòng ngừa tắc mạch máu não và nhồi máu cơ tim
Một cốc nước bình thường sau khi đun sôi để nguội, nhiệt độ tương đương với nhiệt độ trong nhà được các nhà khoa học gọi là “nước thần hồi sinh”. Loại nước đun sôi để nguội này giảm tỷ lệ oxy hóa đến một nửa so với nước tự nhiên nói chung, lực giãn nở, mật độ, độ bám dính ở bề mặt nước đều có sự thay đổi, rất dễ tiếp cận với nước trong các tế bào của sinh vật sống, vì thế dễ dàng ngầm vào màng tế bào và có hoạt tính sinh vật kỳ lạ.
Các nhà y học Nhật Bản qua điều tra chữa trị cho những người già đã phát hiện ra rằng có 460 cụ từ 65 tuổi trở lên, qua 5 năm kiên trì uống nước sôi để nguội khi vừa ngủ dậy thì có 82% các cụ da dẻ hồng hào, tinh thần khỏe khoắn, răng không rụng, có thể đi bộ mỗi ngày 10 cây số, rõ ràng nước sôi để nguội có tác dụng kỳ diệu giúp kéo dài tuổi thọ.
Những năm gần đây các học giả Nhật Bản lại một lần nữa nghiên cứu về kết quả uống nước sôi để nguội vào buổi sáng đã đi đến kết luận: Sau một đêm ngủ dậy, trong bụng không có gì, nếu ta uống một cốc nước sôi để nguội thì nước sẽ nhanh chóng được hấp thụ và đi vào hệ thống tuần hoàn máu, làm cho máu loãng ra, các tổ chức khí quản được “vệ sinh” một lần.
Như thế sẽ tăng cường được khả năng bài tiết chất độc của gan, thúc đẩy việc thay thế trao đổi chất, tăng cường khả năng miễn dịch, đồng thời việc làm cho máu loãng ra sẽ giúp cho huyết quản giảm huyết áp, phòng ngừa tắc mạch máu não và nhồi máu cơ tim.
Nhưng cần chú ý nước đun sôi để nguội không được để ở ngoài không khí quá lâu, vì nếu để quá lâu nước sẽ bị oxy hóa, hoạt tính sinh vật của nó sẽ bị mất đi.
5. Cần tạo thói quen sử dụng nước khoa học
Sáng sớm dậy, lấy nước từ máy nước, do nước ở trong đường ống suốt đêm nên có nhiều vi khuẩn và hàm lượng nguyên tố kim loại tương đối cao, vì thế không nên dùng ngay nước ở bình đầu tiên.
Phải dùng nước đã đun sôi khoảng 3 phút, còn nước chưa sôi hoặc sôi lâu quá đều không có lợi cho sức khỏe.
Nước tinh khiết (còn gọi là nước chưng cất và nước thẩm thấu ngược) là nước đã khử hết vi khuẩn, các chất ô nhiễm hữu cơ và các chất kim loại độc hại nhưng đồng thời cũng làm mất đi các nguyên tố vi lượng cần thiết, có ích cho hoạt động sinh lý và thay đổi bình thường của cơ thể. Ở tuổi thanh, thiếu niên rất cần đến các nguyên tố vi lượng, vì thế không nên thường xuyên uống loại nước này.
Nước khoáng là nguồn nước thiên nhiên lấy từ các tầng nằm sâu dưới lòng đất hoặc từ các giếng đào có các nguyên tố vi lượng cần thiết cho việc duy trì hoạt động sinh lý của cơ thể như: canxi, magiê, kali, natri, iốt, kẽm, sắt v.v… Chúng tham dự vào quá trình xúc tác, kích thích và trao đổi chất của cơ thể, hơn nữa chúng là những chất không bị ô nhiễm, không cần thiết phải khử độc, lại vệ sinh, tiện lợi, cho nên rất có ích cho cơ thể, chỉ cần xử lý đơn giản là có thể uống ngay được.
Nhưng trước khi dùng cũng phải xem kỹ xem loại nước này đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm và cho phép sản xuất chưa thì mới yên tâm sử dụng được.