Thực phẩm bổ sung trước khi mang thai cho mẹ bầu

10:55 26/02/2014

(Giúp bạn)

Ăn uống đúng cách giúp các cặp đôi tăng cơ hội thụ thai đấy. Chúng ta cùng tham khảo cách bổ sung dinh dưỡng đúng cách nhé!

 

Dinh dưỡng để dễ dàng thụ thai

Theo chuyên gia khoa sản, các cặp đôi nếu muốn thụ thai thì nên có kế hoạch từ trước từ 3-6 tháng. Thời gian này, họ cần chú ý đến việc thay đổi lối sống lành mạnh và đặc biệt có chế độ ăn uống khoa học. Hãy bổ sung những dưỡng chất cần thiết này để sớm có cơ hội đón con yêu bạn nhé!

Bổ sung axit folic

Axit folic rất quan trọng với sự phát triển của dây não, hộp sọ và cột sống của thai nhi. Những bộ phận này được hình thành ngay những tháng đầu nên việc đến khi có thai mới bổ sung axit folic là quá muộn. Trước khi thụ thai 3 tháng, chị em đã cần bổ sung dưỡng chất này.

Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng lên được kế hoạch mang thai từ trước và trường hợp vỡ kế hoạch là chuyện không hiếm. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, chị em cần được bổ sung đủ 400 microgram axit folic trước khi mang thai và trong cả thời kỳ bầu bí.

Axit folic là dạng tổng hợp của vitamin B và folate, có trong những thực phẩm tự nhiên như:

-    Cải bó xôi
-    Măng tây
-    Atiso
-    Bơ
-    Bánh mì
-    Đậu lăng
-    Nước cam

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên chị em nên uống thêm viên thuốc bổ sung axit-folic bởi chỉ ăn thực phẩm là chưa đủ.

thuc-pham-bo-sung-truoc-khi-mang-thai-cho-me-bau-1
Chế độ ăn uống trước khi thụ thai rất quan trọng. (ảnh minh họa)

Sắt

Phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai cần bổ sung đủ 18mg sắt mỗi ngày. Với lượng sắt như thế này thì chỉ ăn uống thôi là không đủ đâu các mẹ nhé. Chúng ta đều biết rằng thiếu hụt sắt là rất nguy hiểm khi mang bầu, sẽ khiến chị em dễ bị đau đầu, chóng mặt và không hấp thu được dinh dưỡng vào cơ thể cũng như cung cấp dưỡng chất cho con yêu.

Để bổ sung sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày, chị em cần ăn những loại thực phẩm sau:

-    Rau bina nấu chín
-    Ngũ cốc
-    Đậu
-    Thịt đỏ
-    Bột yến mạch
-    Mơ khô
-    Nước ép mận
-    Mật mía

Để hấp thụ sắt được tốt nhất, chị em nên bổ sung thêm Vitamin C vào chế độ ăn uống mỗi ngày.

Canxi

Phụ nữ dù mang thai hay không cần bổ sung 1.000 mg mỗi ngày. Tuy nhiên, nhiều chị em không quan tâm đến việc bổ sung này.

Vì vậy, để xương khớp được chắc khỏe và đảm bảo nhu cầu canxi trong thời gian mang bầu, chị em cần uống sữa bổ sung và ăn thêm những thực phẩm giàu canxi như đậu nành, gạo, hạnh nhân, bông cải xanh.

Thiếu hụt canxi trong thời gian bầu bí có thể gây bệnh cao huyết áp và làm bạn hay bị chuột rút về đêm.

Chất béo omega 3

Hãy nhớ phải thêm nguồn chất béo omega 3 vào chế độ ăn hàng ngày vì nó rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của thai nhi 3 tháng cuối cũng như thời kỳ ấu nhi.

Nguồn thực phẩm dồi dào axit béo omega 3 là:

-    Cá hồi đóng hộp
-    Cá hồi chín
-    Cá mòi
-    Quả óc chó
-    Đậu nành
-    Trứng

Tuy nhiên, chị em cần tránh những loại cá có lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá thu hoàng hậu, cá ngừ đại dương.

Trái cây và rau quả

Trái cây và rau quả tươi là thực phẩm rất hữu ích cho những cặp đôi muốn thụ thai nhanh. Tuy nhiên, khi ăn chị em cần lưu ý rửa sạch và khử trùng được là tốt nhất.
 

9 thực phẩm cực tốt cho mẹ bầu

Những loại thực phẩm này sẽ giúp bà bầu có thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt nhất.

Tất cả mẹ bầu đều muốn có một thai kỳ khỏe mạnh và con yêu phát triển tốt nhất. Để có được điều này, chế độ ăn uống là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải bà bầu nào cũng chọn được những loại thực phẩm tốt nhất. Chọn được những loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp bà bầu giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, tránh được nguy cơ bị đau nhức cơ thể, sưng phù… khi mang thai.

Dưới đây là 9 loại thực phẩm bà bầu nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày:

Các loại hạt

thuc-pham-bo-sung-truoc-khi-mang-thai-cho-me-bau-2

Các loại hạt như: hạt dẻ, hạt bí, hạt điều, hạt hướng dương… có rất nhiều lợi ích với sức khỏe bà bầu. Loại thực phẩm này giàu chất béo, protein, chất béo Omega 3… Ngoài ra, dưỡng chất trong các loại hạt còn giúp phát triển các tế bào não của thai nhi. Phụ nữ mang thai nên kết hợp những loại hạt này vào chế độ ăn hàng ngày với các món như mì ống, salad tiệt trùng…

Cà rốt

thuc-pham-bo-sung-truoc-khi-mang-thai-cho-me-bau-3

Cà rốt là loại thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của mắt, răng và xương của trẻ. Ngoài ra, cà rốt còn dồi dào chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung loại củ này vào chế độ ăn hàng ngày.

Quả bơ

thuc-pham-bo-sung-truoc-khi-mang-thai-cho-me-bau-4

Bạn đang phải chiến đấu với những cơn ốm nghén vật vã? Hãy bổ sung bơ vào chế độ ăn hàng ngày. Bơ sẽ giúp mẹ bầu giảm nôn ói và cảm giác buồn nôn. Các mẹ bầu cần biết thêm rằng trong quả bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm folate, canxi, sắt, đồng, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm mangan và selen.

Ăn bơ hoặc sinh tố bơ khi mang thai có tác dụng ngăn ngừa dị tật thai nhi, tăng sức đề kháng cho bà bầu và giúp mẹ bầu tránh mắc tiểu đường thai kỳ.

Trứng

thuc-pham-bo-sung-truoc-khi-mang-thai-cho-me-bau-5

Trứng là nguồn thực phẩm dồi dào protein, rất có lợi cho mẹ bầu và thai nhi. Ngoài ra, trứng còn chứa nguồn axit béo omega-3 và DHA rất cần thiết cho sự phát triển não bộ và mắt của thai nhi. Tuy nhiên, để tránh rủi ro, mẹ bầu cần chế biến trứng chín trước khi ăn.

Sữa chua

thuc-pham-bo-sung-truoc-khi-mang-thai-cho-me-bau-6

Sữa chua là nguồn thực phẩm dồi dào canxi, nhiều hơn sữa bình thường và thêm một số chất dinh dưỡng khác như vitamin B, protein và kẽm.

Canxi rất cần thiết để giữ cho xương và răng của mẹ bầu cũng như em bé khỏe mạnh nhất. Bổ sung đầy đủ canxi trong chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu giúp giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân và sinh non. Nếu thiếu canxi trong thời gian mang thai, em bé sau này sẽ rất dễ bị loãng xương.

Đậu lăng

thuc-pham-bo-sung-truoc-khi-mang-thai-cho-me-bau-7

Nếu bạn là người ăn chay hoặc không thích ăn thịt thì đậu lăng và các sản phầm từ đậu là lựa chọn hoàn hảo. Đậu lăng là nguồn tuyệt vời của protein, sắt cũng như chất xơ, folate và canxi. Đậu lăng rất có lợi cho bà bầu vì nó chứa các thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật. Đậu cũng rất giàu kẽm – một khoáng chất cần thiết giúp giảm nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân hoặc kéo dài việc chuyển dạ. Các thực phẩm chứa nhiều kẽm khác là thịt gà, sữa, ngũ cốc, hạt điều, đậu Hà Lan, cua và sò.

Quả xoài

thuc-pham-bo-sung-truoc-khi-mang-thai-cho-me-bau-8

Nếu bạn là ‘fan cuồng’ của trái cây thì đừng bỏ qua xoài nhé. Đây là loại trái cây tuyệt vời để ăn khi mang thai. Xoài rất giàu vitamin A,C và kali. Bạn có thể ăn xoài tươi, sinh tố xoài sẽ rất ngon miệng đấy.

Khoai lang

thuc-pham-bo-sung-truoc-khi-mang-thai-cho-me-bau-9

Trong thành phần của khoai lang chứa đầy đủ các chất xơ, vitamin B6, kali, vitamin C, sắt cũng như đồng và beta-carotene. Ngoài ra, khoai lang là nguồn thực phẩm dồi dào beta carotene – một chất chống oxy hóa mà  cơ thể chuyển đổi thành vitamin A. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển mắt, xương và da của em bé.

Bên cạnh đó, khoai lang cũng giúp bổ sung lượng sắt thiếu hụt trong cơ thể trong thời gian mang thai. Và loại thực phẩm này có chứa đồng – một khoáng chất giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Nhiều bằng chứng khoa học còn khẳng định, khoai lang giúp bà bầu giảm triệu chứng táo bón – căn bệnh phổ biến khi bầu bí.

Yến mạch

thuc-pham-bo-sung-truoc-khi-mang-thai-cho-me-bau-10

Yến mạch là một trong những thực phẩm hàng đầu để ăn khi mang thai, đặc biệt với những mẹ bầu bị táo bón thường xuyên. Yến mạch chứa nhiều chất xơ, vitamin B và nhiều khoáng chất cần thiết khác cho thai kỳ.

Bạn có thể sử dụng yến mạch cho bữa sáng và đừng quên cho thêm vào những món ăn khác hàng ngày nhé.
 

Thời điểm thụ thai tốt nhất

Hãy cùng tìm hiểu thời điểm thụ thai tốt nhất, bởi nó có liên quan trực tiếp tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tuổi teen

Khi còn trẻ, bạn sẽ có khả năng thụ thai rất tốt và có nhiều năng lượng để đối phó với sự thay đổi của sức khỏe trong 9 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, thống kê cho thấy các bà mẹ tuổi teen có nguy cơ bị sinh non, tiền sản giật hoặc tỉ lệ tử vong sau khi chào đời cao.

Những năm 20 tuổi

Bạn có 95% cơ hội thụ thai tự nhiên. Phụ nữ trong tuổi này cũng có chất lượng trứng rất tốt.

Những năm 30 tuổi

Khi sang tuổi 30, cơ hội thụ thai suy giảm dần. Nghiên cứu cho thấy sau 35 tuổi, phụ nữ mang thai cũng gặp rủi ro nhiều hơn. Mặc dù vậy, tại Mỹ hiện nay, tuổi trung bình sinh con đầu lòng của phụ nữ là khoảng 35.

Những năm 40 tuổi

Nghiên cứu cho thấy nếu bạn mang thai ở tuổi tứ tuần thành công, bạn sẽ có cơ hội sống thọ hơn. Thời kỳ mãn kinh sẽ đến chậm, đồng thời các estrogen sẽ có khả năng chống lại bệnh tim, đột quỵ và bệnh Alzheimer. Mặc dù vậy, phụ nữ ở tuổi này chỉ có 30% cơ hội thụ thai tự nhiên.

Thời điểm thụ thai tốt nhất - 1
Tuổi tác, chu kỳ kinh, và thời gian có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thụ thai. (Hình minh họa).

Thời điểm thụ thai trong tháng

Nếu trung bình chu kỳ của bạn là 28 ngày thì sau khoảng 6 ngày, bạn sẽ có khả năng thụ thai vào ngày 7-9. Trong khoảng 10-18 ngày, bạn sẽ cơ hội thu thai tốt nhất. Các ngày tiếp theo cơ hội sẽ giảm dần đi. Nếu không có một chu kỳ kinh đều đặn, bạn có thể kết hợp theo dõi nhiệt độ để xác định khoảng thời gian trứng rụng.

Thời điểm thụ thai trong ngày

Buổi chiều là thời gian tốt nhất để tính chuyện có em bé. Điều này tương đối khó với các bạn làm việc hành chính. Bạn cũng có thể chọn buổi sáng vì các nghiên cứu cho thấy tinh dịch sản xuất trong thời điểm 7h-7h30 có số lượng con giống lớn hơn thời gian 17h-17h30.










(ST)

 

Comments