Thực phẩm giúp ăn ngon miệng để bạn luôn khỏe mạnh
(Giúp bạn)
Chán ăn là phát ngấy khi nhìn thấy đồ ăn là cảm giác thường gặp phải của nhiều người. Một số loại thực phẩm có tác dụng "giải tỏa" cơn ngấy sau đây sẽ giúp bạn.
9 loại thực phẩm giúp bạn luôn ngon miệng
Sữa chua có hàm lượng axit oritic và canxi cao. Những chất này không những hạn chế lượng cholesterol tích tụ trong các mạch máu mà còn khống chế lượng cholesterol tổng hợp trong cơ thể, từ đó làm giảm cholesterol có hại ngăn cản máu lưu thông.
Ngoài ra, axit trong sữa sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy các protein để tổng hợp thành các chất có lợi cho sức khỏe. Hệ tiêu hóa vì thế cũng được hỗ trợ phần nào và cảm giác “ngất ngây” với những thực phẩm giàu lipit và protein sẽ qua đi nhanh chóng.
Qua nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cho thấy, resveratrol đặc biệt trong nho đã làm giảm lượng cholesterol, hạn chế hiện tượng máu đông vón cục tích tụ trong cơ thể.
3. Ngô hoặc nước ép ngô non
Ngô chứa nhiều canxi (Ca), phốt-pho (P), selenium (Se), lecithin, vitamin E…có tác dụng hạn chế sự hình thành cholesterol, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim và giảm cảm giác “ngán ngẩm” đồ ăn nhiều dầu mỡ.
4. Táo
Táo giàu hàm lượng pectin, chất xơ, vitamin C, có tác dụng giảm ngấy hiệu quả. Mỗi ngày ăn 1 trái táo, duy trì đều đặn một tháng, hàm lượng cholesterol trong huyết dịch giảm đáng kể (khoảng 80% lượng cholesterol trong máu người mắc chứng máu mỡ).
5. Tỏi
Không những có công hiệu chữa cúm hiệu quả, tỏi còn là “trợ thủ” đắc lực cho hệ tiêu hóa. Trong tỏi chứa hỗn hợp sulfocompound giúp làm giảm cholesterol và ngăn ngừa sự hình thành máu cục, tăng lượng lipoprotein. Do vậy, giúp cơ thể “lưu thông”, hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng và nhanh chóng lấy lại cảm giác thèm ăn.
Do vậy, các chất dư thừa trong cơ thể sẽ nhanh chóng được đào thải ra ngoài, khiến bụng nhanh “trống rỗng” và tạo cảm giác thèm ăn.
7. Hành tây
Chứa nhiều trisulfide và amoni acid giúp giảm lượng mỡ trong máu, phòng ngừa xơ cứng động mạch.
Ngoài tác dụng hạn chế lượng mỡ tích tụ trong máu, bí còn có tác dụng giảm béo hiệu quả. Bí chứa nhiều chất xơ, không gây cảm giác ngấy.
Cà rốt chứa nhiều axit pectic, chất này sẽ kích thích gan tiết dịch và đào thải các chất cặn bã qua đường tiêu hóa. Chính vì vậy, chức năng tiêu hóa được cải thiện, cảm giác khó tiêu, đầy bụng sẽ giảm dần.
9. Rong biển
Bảy bí quyết giúp ăn ngon miệng
Bảy bí quyết sau sẽ giúp bạn ăn uống hợp lý và ngon miệng:
Hãy tạm ngưng những thứ có thể làm đứt quãng bữa ăn của bạn, ví dụ như điện thoại, tivi… Thay vào đó, bắt đầu bữa ăn bằng việc thư giãn với âm nhạc, hoặc những âm thanh của tự nhiên, hoặc có thể tạo cho mình cảm giác yên ắng để thưởng thức bữa ăn như khi bạn đang trong một chuyến du lịch nhỏ.
2. Chọn chỗ ngồi thoải mái
Chọn một chỗ ngồi với tư thế thật thoải mái, tốt nhất hãy ngồi ghế có nệm, điều đó sẽ giúp bạn có được cảm giác tốt khi dùng bữa ăn. Chỗ ngồi thoải mái cũng làm cho thức ăn được tiêu hóa tốt hơn.
3. Hít thở
Hãy dành vài phút để hít thở thật sâu, “tận hưởng” hương thơm từ các món ăn. Bạn có thể nhận thấy hương vị ngọt của trái chuối qua làn gió, hay cảm nhận hương thơm của phô mai, của những miếng bánh mì nướng, những chiếc bánh tart thơm lựng và ngọt ngào.
4. Cảm nhận từ thị giác
Hãy cảm nhận các món ăn bằng thị giác, như màu sắc, hình dáng, cách trang trí, để cảm nhận sự sức hấp dẫn và vẻ đẹp của từng món ăn. Từ màu tím của những trái nho, màu xanh của rau cải, màu hồng của nước ép… sẽ giúp bạn khơi gợi sự hào hứng trước mỗi bữa ăn.
Không nên ăn một cách ngấu nghiến mà phải ăn từ từ, đưa món ăn vào miệng, nhai một cách chậm rãi, để vị giác của bạn có thể cảm nhận được vị thơm ngon của món ăn. Ngay cả với rượu, hoặc sữa, cũng uống một cách từ từ, để hương vị thấm vào vị giác. Có như vậy, bạn mới thưởng thức được sự đậm đà thơm ngon trong từng thức uống, món ăn.
6. Ăn uống khi có đủ thời gian
7. Ngồi tại chỗ khi ăn xong
Sau khi kết thúc bữa ăn, hãy thở thật sâu, mỉm cười và nhớ lại sự thích thú khi thưởng thức các món ăn. Tuyệt đối không nên vận động mạnh sau khi ăn, vì có thể ảnh hưởng đến dạ dày.
Học cách giúp bé ăn ngon miệng hơn
Trẻ từ một tuổi đến 3 tuổi thường gặp phải chứng biếng ăn. Tuy vẫn vui vẻ và đầy năng lượng, nhưng các bé hiếm khi tỏ ra ngon miệng. Điều đó khiến trẻ chậm tăng cân, nhẹ cân. Những dấu hiệu sợ ăn thể hiện từ rất sớm, thường vào khoảng giai đoạn từ giữa 6 tháng đến 3 tuổi. Một phần nguyên nhân khiến bé chán ăn đến từ những phương pháp sai lầm của các ông bố, bà mẹ.
Nhiều bà mẹ gặp khó trong việc cho con ăn. Ảnh minh họa. |
Để giúp các bà mẹ có thêm nhiều kiến thức khoa học trong việc cho bé ăn và cung cấp dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của bé, nhãn hàng Pediasure, Abbott đã phối hợp cùng Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho ra mắt cuốn sách "Bé yêu học ăn" phiên bản tiếng Việt. Ấn phẩm là sự đúc kết kinh nghiệm và thành quả nghiên cứu hơn 25 năm của Giáo sư Irene Chatoor, Trung tâm Y tế Quốc gia của trẻ em, Washington, Mỹ.
Trong cuốn sách "Bé yêu học ăn", Giáo sư Chatoor mang đến cho các bậc phụ huynh đang phải "vật lộn" với việc cho con ăn một số phương pháp khoa học, hữu hiệu để giải quyết các khó khăn mà họ phải đối mặt. Với hơn 25 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh và nghiên cứu về lĩnh vực nhi khoa, giáo sư Chatoor đã mô tả cách ngăn ngừa những khó khăn trong việc nuôi ăn, cách thiết lập kỷ luật trong khi trẻ ăn, mà không cần viện tới các biện pháp dọa nạt. Ngoài ra, giáo sư còn mô tả những tác dụng ngược của việc ép con ăn, ở cả trẻ dinh dưỡng tốt lẫn trẻ suy dinh dưỡng.
Giáo sư Chatoor chia sẻ về lý do khiến bà quyết định chấp bút cho ra đời quyển sách: "Tôi đã nhận được rất nhiều email của các bậc phụ huynh mong muốn có được lời khuyên trong việc cho trẻ nhỏ ăn. Nhiều phụ huynh từng tuyệt vọng khi tìm thầy thuốc cho con mình đã kể tôi nghe nỗi khổ mỗi khi đi khám… Điều đó đã cho tôi động lực để viết cuốn sách này".
Thạc sĩ, bác sĩ Huỳnh Thị Duy Hương cho biết: quyển sách "Bé yêu học ăn" không chỉ là một món quà dành tặng cho các bậc phụ huynh đang trăn trở tìm biện pháp giúp con mình vượt qua những khó khăn trong quá trình nuôi ăn, mà còn dành tặng cho các bác sĩ nhi khoa, dinh dưỡng, tiêu hóa, tâm lý… đang đối mặt với những câu hỏi hóc búa của bệnh nhân, nhằm bổ sung kịp thời kiến thức về cách nuôi trẻ một cách hệ thống, khoa học.
Chị Ngọc Thảo, mẹ bé Minh Khoa, một tuổi rưỡi, kể lại: trước đây, chị cho bé ăn không theo quy luật nào cả, cứ thấy bé đói thì cho ăn, cố đút cho bé ăn càng nhiều càng tốt. Nhưng bé Khoa cứ không tăng cân, luôn trong tình trạng biếng ăn. Nhưng từ khi tham khảo sách "Bé yêu học ăn", chị đã biết được việc cho con ăn cũng đòi hỏi sự chỉnh chu, nghiêm túc.
"Giờ tôi lên một thời gian biểu cho bé hẳn hoi, bé ăn bữa chính, bữa phụ đều theo giờ giấc. Tôi cho bé ngồi ăn chung với gia đình để bé thấy cả nhà ăn và bắt chước theo. Bé ăn vừa no là tôi ngưng lại, không ép bé ăn hết khẩu phần như trước nữa. Kết quả là bé tăng được hơn 600g sau 5 tuần áp dụng. Với tôi, đây là một thành tích ngoài sức tưởng tượng".
(ST)