Tìm ăn đặc sản thật và chất ở các lễ hội

07:24 12/02/2014

(Giúp bạn)Tới các lễ hội nổi tiếng, ngoài tham quan thì thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương cũng là một cách để du khách hiểu hơn về vùng đất mà mình đang đặt chân khám phá.

  • 1

    Chè củ mài, rau sắng, mơ quả Hương Sơn

    Đến với chùa Hương, du khách không chỉ được ngắm nhìn, hòa mình với thiên nhiên, đất trời linh thiêng mà còn được thưởng thức các món ăn đặc sản nổi tiếng của chốn “tiên cảnh”, nổi bật trong đó là 3 đặc sản: chè củ mài, rau sắng và mơ quả.


    tim-an-dac-san-that-va-chat-o-cac-le-hoi-1
     

    Mơ chùa Hương nổi tiếng bởi quả to, hạt nhỏ, cùi dày và mọng nước, vị chua nhẹ, thanh mà không gắt. Mơ chùa Hương gồm có mơ đào, mơ chấm son, mơ bồ hóng, mơ nứa. Và dù ăn tươi hay chế biến thành những món theo sở thích, cả bốn loại mơ trên đều cho những mùi vị thơm ngon đặc biệt. Thường thì vào khoảng tháng 2 âm lịch thì mơ chùa Hương vào mùa.


    tim-an-dac-san-that-va-chat-o-cac-le-hoi-2
     

    Củ mài, ruột trắng, vỏ đen, trông giống củ khoai lang nhưng to gấp hai ba lần. Khi nấu chè người ta không thái thành miếng, cũng không xay hay giã thành bột mà một tay cầm con dao cau, một tay cầm củ mài đã làm sạch vỏ thoăn thoắt gạt từng miếng củ thả dần vào nồi nước đường đã đun sôi. Khi chè chín, củ dẻo mềm một cách đặc biệt, hương vị lại thơm ngon, ngọt mát vô cùng.


    tim-an-dac-san-that-va-chat-o-cac-le-hoi-3
     

    Rau sắng là loại rau với lá non, đọt mầm hoặc chùm hoa lấy từ cây sắng, trong dân gian rau sắng còn có tên gọi là rau ngót rừng. Rau sắng có thể chế biến cùng với rất nhiều nguyên liệu khác nhau như: xương lợn, tôm nõn giã nhỏ, giò giống, thịt gà, cá rô , cá quả… tất cả đều tạo ra những món canh rất thơm ngon và bổ dưỡng.

  • 2

    Thịt dê, cơm cháy đất cố đô

    Ngoài những di tích lịch sử có giá trị, phong cảnh thiên nhiên hữu tình, mảnh đất Ninh Bình còn thu hút du khách bởi những món ăn độc đáo, ngon miệng mà đậm nét dân dã Bắc Bộ. “Rượu ngon, cơm cháy, thịt dê” là những món ẩm thực nổi tiếng đã nổi tiếng khắp cả nước.


    tim-an-dac-san-that-va-chat-o-cac-le-hoi-4
     

    Các món ăn tuyệt ngon chế biến từ dê núi chính là một “thương hiệu ẩm thực” của đất Ninh Bình. Dê núi Ninh Bình săn chắc, ít mỡ và thịt rất thơm, được chế biến thành hàng chục món ăn như dê tái chanh, xào lăn, áp chảo, chiên xù, bóp thấu, hấp cách thủy, hầm rượu vang, nướng ngũ vị, nấu cà ri, sốt vang, chao dầu… 


    tim-an-dac-san-that-va-chat-o-cac-le-hoi-5
     

    Cơm cháy Ninh Bình là một trong những đặc sản ẩm thực nổi tiếng nhất của Ninh Bình. Cơm cháy Ninh Bình khác với các vùng khác từ cách chiên cho đến nước sốt đi kèm. Cơm cháy ngon có màu vàng nhạt, đều hạt, giòn mà vẫn dẻo, vị bùi, béo mà không ngán.

    Ngoài ra, du khách còn có cơ hội được thưởng thức rất nhiều món ngon khác như: gỏi cá nhệch Kim Sơn, ốc núi Nho Quan, nem Yên Mạc, canh chua cá rô, miến lươn.

  • 3

    Bánh phu thê, kẹo cốm xứ quan họ

    Du khách về với hội Lim không chỉ được lắng mình trong những làn điệu quan họ mượt mà, bay bổng mà còn được thưởng thức hai món đặc sản nổi tiếng của đất Kinh Bắc là bánh phu thê và kẹo cốm. 


    tim-an-dac-san-that-va-chat-o-cac-le-hoi-6
     

    Kẹo cốm là một đặc sản truyền thống chỉ có ở vùng Lũng Giang, thị trấn Lim, huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Người ta chỉ làm kẹo cốm vào những ngày giáp tết để nhâm nhi với ly trà nóng những ngày se lạnh, mời khách thập phương thưởng thức khi về trẩy hội Lim vào ngày 13 tháng 1 âm lịch hàng năm. Kẹo cốm có hương thơm nức của cốm, vani, mè, có vị ngọt ngào của đường hòa quyện với cái dẻo dai của mạch nha. Nó cũng giống như những lời ca tiếng hát và tình người mà người dân nơi đây muốn gửi tới khách.


    tim-an-dac-san-that-va-chat-o-cac-le-hoi-7
     

    Vàng óng, trong vắt, hương vị thơm ngon và chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc, bánh phu thê Đình Bảng không còn chỉ là một món quà bình dân mà vượt qua giá trị của thời gian. bánh phu thê đã dần đi vào lòng người và trở thành món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, hội hè tại Đình Bảng.

  • 4

    Măng trúc rừng thiêng Yên Tử


    tim-an-dac-san-that-va-chat-o-cac-le-hoi-8
     

    Mỗi độ vào mùa lễ hội Yên Tử, du khách lại được thưởng thức món măng trúc vừa bùi, vừa thơm, một đặc sản riêng của huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Măng trúc Yên Tử thon, nhỏ nhưng rất chắc. Có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như nướng, xào với thịt dê hoặc muối với ớt tươi. 


    tim-an-dac-san-that-va-chat-o-cac-le-hoi-9
     

    Cũng với loại măng này, người ta còn có thể để nguyên cả bẹ, nhúng vào nước sôi rồi nướng trên than hoa để có được món măng trúc nướng chấm muối vừng thơm lừng, thanh đạm.

  • 5

    Bánh gai thành Nam


    tim-an-dac-san-that-va-chat-o-cac-le-hoi-10
     

    Du khách thập phương về dự lễ Khai ấn đền Trần thường không quên xách về đôi cặp bánh gai bà Thi làm quà. Bánh gai Nam Định ngọt, bùi, thơm mùi lá gai, béo ngậy của hạt bàng, dậy mùi dầu chuối thơm phức, vị ngon xuất phát từ bột nếp trộn bột lá gái thơm lừng, Món bánh quê mộc mạc, bình dị, xấu tướng nhưng lại hấp dẫn khó quên, là vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên trong ngày lễ Tết của người dân thành Nam.

Comments