5 lo ngại khiến khách hàng dễ dàng bỏ qua "mỏ vàng" thương mại điện tử

15:14 27/02/2014

(Giúp bạn)Thương mại điện tử là xu hướng của tương lai, thế nhưng người tiêu dùng Việt lại đang rụt rè và e ngại quá mức với loại hình mua bán hiện đại này. Năm tư duy cũ kỹ dưới đây là những lý do chủ yếu khiến họ bỏ lỡ những ưu việt mà TMĐT mang lại.

  • 1

    Thói quen giao dịch bằng tiền mặt

    Từ trước tới nay, người tiêu dùng Việt thường mua bán trao đổi bằng tiền mặt nên họ chưa tạo được thói quen thanh toán qua hình thức chuyển khoản hay các loại thẻ tín dụng, ghi nợ... Đặc biệt với những người không thường xuyên cập nhật công nghệ thì việc mua bán qua mạng sẽ có vẻ phức tạp hơn.
    Tuy nhiên, nếu nắm được các quy trình thanh toán tiện lợi của những dịch vụ thương mại điện tử (TMĐT), người tiêu dùng sẽ phát hiện ra rằng loại hình “shopping” này sẽ mang đến vô vàn tiện ích: không cần phải đi xa, có các chọn lựa đa dạng và đặc biệt là tính an toàn cao.

    5-lo-ngai-khien-khach-hang-de-dang-bo-qua-mo-vang-thuong-mai-dien-tu-1
  • 2

    Tâm lý lo sợ không gian "ảo"

    Tư duy truyền thống của người Việt Nam là “người thật, việc thật”. Họ muốn nhìn tận mắt, sờ tận tay sản phẩm trước khi quyết định mua. Một phần cũng là do thu nhập của người tiêu dùng Việt hầu như chỉ ở mức trung bình thấp nên họ luôn cân nhắc rất kỹ trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
    Với việc phát triển của công nghệ thông tin, các trang web bán hàng trực tuyến đang cố gắng đem đến cho người tiêu dùng những cảm giác chân thật nhất về sản phầm, thông qua hình ảnh sống động và những lời giới thiệu chi tiết. Không những thế, các trang web này còn lập ra các diễn đàn trao đổi về việc sử dụng sản phẩm dịch vụ, mở rộng tính tương tác với khách hàng, tạo một cộng đồng tiêu dùng sản phẩm.

    5-lo-ngai-khien-khach-hang-de-dang-bo-qua-mo-vang-thuong-mai-dien-tu-2



    Các trang bán hàng online đầu tư hơn về nội dung, tạo sự tin tưởng cho khách hàng.
    Ngoài ra, nếu khách hàng chưa hài lòng với sản phẩm, các doanh nghiệp thương mại điện tử còn có dịch vụ hậu mãi như chế độ hoàn trả tiền của Muachung, chính sách đổi hàng của theW, Lazara…

  • 3

    Quan niệm "Tiền trao, cháo múc"

    Tâm lý “tiền trao cháo múc” cố hữu của người tiêu dùng Việt khiến họ lo ngại việc phải thanh toán trước cho các trang web trực tuyến trước khi nhận hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ.
    Để giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc giao dịch và đảm bảo sự tin tưởng cho khách hàng, các doanh nghiệp thương mại điện tử đã sử dụng hệ thống xác nhận và nhắc nhở rất cẩn thận. Đồng thời, họ cũng chú trọng tới những chứng từ điện tử liên quan và tạo sự tiện lợi, nhanh chóng nhất trong quy trình thanh toán.
    Lo ngại việc bảo mật thông tin

    5-lo-ngai-khien-khach-hang-de-dang-bo-qua-mo-vang-thuong-mai-dien-tu-3



    Người tiêu dùng thường mang những cảm giác khó chịu khi nhận được tin nhắn spam hoặc những email quảng cáo tràn ngập trong hộp thư. Vì thế, họ dè chừng trong việc chia sẻ thông tin cá nhân qua mạng.
    Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không dại gì để lộ ra các thông tin cá nhân của bạn, đặc biệt là những trang cung cấp một số dịch vụ cao cấp như theW hay Zalora. Bởi khi bạn đã trở thành một khách hàng trung thành, họ chắc chắn sẽ bảo vệ thông tin cá nhân của bạn một cách cẩn mật nhất. Chính sách bảo mật của công ty cũng là một trong những điểm mà người tiêu dùng cần cân nhắc khi sử dụng dịch vụ của các trang bán hàng trực tuyến này.

  • 4

    "Con sâu làm rầu nồi canh"

    Người ta vốn mang tính tò mò và những tin tức xấu thì thường được lan truyền nhanh và mạnh hơn. Một số doanh nghiệp mua bán trực tuyến không đủ uy tín hoặc theo mô hình đa cấp đã gây ra một cái nhìn tiêu cực rằng thương mại điện tử là không an toàn và thiếu minh bạch.
    Nhưng không nên chỉ vì một vài “con sâu” mà bỏ qua cả một “nồi canh” ngon lành, bổ dưỡng. Rất nhiều trang mua bán trực tuyến có uy tín, đã và đang cung cấp những sản phẩm chất lượng, nhận được những phản hồi tích cực từ khách hàng như theW, Zalora, Tiki, Lazada…

Comments