Cách phân biệt các dòng máy ảnh thay ống kính
(Giúp bạn)Không còn chỉ là DSLR, các máy thay ống kính giờ có nhiều phiên bản, nhiều tính năng và đến từ nhiều hãng khác nhau. Dưới đây là một số mẫu máy ảnh thay ống kính không gương lật thông dụng nhất trên thị trường.
- 1
Dòng Lumix G của Panasonic.
Phiên bản Panasonic Lumix DMC-G3.
Kích cỡ cảm biến: Cảm biến định dạng Micro Four Thirds (17,3 x 13 mm).
Ưu: Tương thích với tất các các ống kính Micro Four Third, nhiều tính năng.
Nhược: Thiết kế đơn giản.
Các phiên bản hiện tại: Panasonic Lumix DMC-GH2, DMC-G3, DMC-GF3.
Nhận xét.
Lumix G của Panasonic là dòng máy ảnh có nhiều tính năng, giao diện thân thiện với hàng loạt ống kính cho người dùng lựa chọn. Theo hãng, các phiên bản nhắm tới những đối tượng cụ thể, như phiên bản GH2 được sản xuất hướng tới những người quay phim, trong khi phiên bản G3 dành cho những người thích hình dáng kiểu DSLR. Còn phiên bản GF3 lại dành cho những người muốn chuyển đổi từ các máy du lịch gọn nhẹ.
- 2
Dòng Pen của Olympus.
Phiên bản Olympus Pen E-P3. Ảnh: Digitalrev.
Kích cỡ cảm biến: Định dạng Micro Four Thirds (17,3 x 13 mm).
Chấu ống kính: Tương thích các ống cho Micro Four Thirds.
Ưu: Tương thích với các ống Micro Four Third, hình ảnh cho màu chính xác, thiết kế hoài cổ hấp dẫn.
Nhược: Chế độ quay phim không ấn tượng.
Các phiên bản hiện tại: Olympus Pen E-PM1, Pen E-PL3, Pen E-P3.
Nhận xét.
Dòng Pen của Olympus sẽ hấp dẫn những người vốn yêu thích vẻ ngoài hoài cổ nhưng vẫn muốn sở hữu những máy ảnh tiên tiến với chất lượng màu chính xác cao. Thêm vào đó, các phiên bản này có thể phục vụ nhiều tầng lớp khác nhau, từ các phiên bản cao cấp như E-P3 với màn cảm ứng OLED tới các phiên bản trung cấp E-PL3 hay bản bình dân mới E-PM1 với những chức năng cơ bản.
- 3
Dòng NEX của Sony.
Phiên bản Sony Alpha NEX-5N. Ảnh: Fuzzcraft.
Kích cỡ cảm biến: APS-C CMOS (22,2 x 14,8 mm).
Chấu ống kính: Tương thích các ống Sony E-mount.
Ưu: Khả năng chụp thiếu sáng tốt hơn do cảm biến có kích cỡ lớn hơn, màn hình lật trên tất cả các phiên bản, khả năng tương thích với các ống chấu A của Sony (dùng cho các máy DSLR) thông qua adapter.
Nhược: Thiếu các nút chuyên dụng, ống kính hơi cồng kềnh, giao diện thông qua menu phức tạp.
Các phiên bản hiện tại: Sony Alpha NEX-C3, NEX-5N.
Nhận xét.
Dù không phải là các phiên bản rẻ tiền, nhưng các máy dòng NEX của hãng đã đủ bề dày chứng tỏ chất lượng ảnh của mình trong các điều kiện thiếu sáng, kể các với các trường hợp đặt ISO cao.
- 4
Dòng 1 của Nikon.
Phiên bản Nikon 1 J1. Ảnh: Photoxels.
Kích cỡ cảm biến: định dạng CX (13,2 x 8,8mm).
Chấu ống kính: Tương thích các ống kính chấu một mới của hãng.
Ưu: Các ống kính gọn nhẹ (so với các ống của dòng Micro Four Third), khả năng tương thích các ống kính dành cho DSLR của hãng thông qua các adapter chuyên dụng, khả năng chụp tốc độ nhanh lên tới 60 khung hình/giây.
Nhược: Cảm biến nhỏ, thiếu các ống kính prime, vòng chế độ có ít tùy chọn.
Các phiên bản hiện tại: Nikon 1 J1, V1.
Nhận xét:Với cảm biến nhỏ (dễ bị nhiễu nhiều với ISO cao) và giá vẫn còn đắt đỏ, Nikon cần phải có chiến lược tiếp cận thị trường rõ ràng hơn. Theo hãng, dòng 1 nhắm tới đối tượng là những người mới dùng, do đó các phiên bản hãng này dự định tung ra sắp tới chắc chắn sẽ gặp phải cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ như Panasonic hay Sony nếu hướng tới những người dùng chuyên nghiệp hơn.
- 5
Dòng Pentax Q.
Phiên bản Pentax Q. Ảnh: Archechnica.
Kích cỡ cảm biến: BSI CMOS (1/2,3 inch).
Chấu kính: Tương thích ống kính chấu Q đặc chủng của Pentax.
Ưu: Hình dáng gọn nhẹ, chống rung cảm biến.
Nhược: Cảm biến nhỏ, thông số nhân hình tới 5,5x, thời lượng pin trung bình.
Các phiên bản hiện tại: Pentax Q.
Nhận xét.
Pentax đã trang bị những công nghệ mới nhất cho phiên bản đầu của mình như khả năng quay video Full HD 1080p, chống rung cảm biến, chế độ bánh xe điều khiển tùy biến... Phiên bản Q được nhắm tới những đối tượng yêu thích sự gọn nhẹ hơn là chú trọng các chức năng chụp chuyên dụng (như chụp đêm chẳng hạn do cảm biến nhỏ hơn hẳn các phiên bản khác).