Khoảng lặng cần thiết cho sự phát triển mobile marketing
(Giúp bạn)Bốn năm ra đời và phát triển, được kỳ vọng lớn sẽ mang lại hiệu quả marketing lớn hơn cũng như sẽ tạo ra một cú huých mang tính đột phá cho ngành quảng cáo...Nhưng dường như đang tồn tại những rào cản vô hình nào đó thách thức sự phát triển mobile marketing...
- 1
Tìm hiểu sự phát triển mobile marketing:
Bốn năm ra đời và phát triển, được kỳ vọng lớn sẽ mang lại hiệu quả marketing lớn hơn cũng như sẽ tạo ra một cú huých mang tính đột phá cho ngành quảng cáo - tiếp thị đang gặp bế tắc trong việc tìm kiếm một hình thức chuyển tải thông điệp marketing mới. Nhanh hơn, trực tiếp hơn, hỗ trợ khả năng tương tác cao hơn và chi phí rẻ hơn là những gì các marketer nhận xét về tiếp thị qua điện thoại di động (mobile marketing). Được dự đoán sẽ mang lại 11 tỉ USD doanh thu vào năm 2011 với gần 90% các nhãn hiệu lớn trên thế giới sẽ sử dụng, dường như con đường phát triển mobile marketing thật rộng mở. Nhưng, mọi chuyện đã không như thế.
Bốn năm qua đi, mọi thứ vẫn còn ở dạng tiềm năng. Hiệu quả thì không ai phủ nhận. Nhưng dường như đang tồn tại những rào cản vô hình nào đó thách thức sự phát triển mobile marketing.
- 2
Phát triển mobile marketing - Khai thác công cụ đa năng
Tăng trưởng mạnh mẽ trong ba năm gần đây với việc gia nhập thị trường của các nhà cung cấp dịch vụ mới, hơn 30 triệu thuê bao điện thoại di động Việt Nam đang là một cộng đồng người dùng rất lớn mà bất kỳ chuyên gia marketing nào cũng thèm muốn. ¼ dân số Việt Nam đang sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại di động, đã biến phương tiện này trở thành một thiết bị vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày của rất nhiều người. Hàng ngày, hàng giờ, mọi lúc, mọi nơi, đáp ứng nhiều loại nhu cầu là những đặc tính đặc biệt của chiếc điện thoại di động, điều khiến cho nhiều người coi nó như chiếc cầu nối với thế giới xung quanh. Nhận biết được điều này, các nhà marketer đã đưa ra chiến lược phát triển mobile marketing vào Việt Nam.
- 3
hững ứng dụng khởi đầu để phát triển mobile marketing
Năm 2007 đánh dấu những bước chân chập chững đầu tiên của sự phát triển mobile marketing trên mảnh đất hình chữ S này khi Công ty Lever Việt Nam phối hợp với Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC triển khai chiến dịch mobile promotion cho các khách hàng của nhãn hàng Close-up. Cùng thời điểm đó, Pepsi đã nối dài việc sử dụng các chiến dịch phát triển mobile marketing cho các sản phẩm của mình trên thị trường thế giới trong bốn năm gần đây khi đưa chiến dịch này vào áp dụng tại thị trường Việt Nam.
Theo thống kê và đánh giá của những người trực tiếp thực hiện, hình thức marketing này tuy còn rất mới mẻ đối với người tiêu dùng Việt Nam, nhưng cũng đã thu hút được một lượng lớn người quan tâm và tham gia. Nhiều ý kiến, khen có, chê có đã được đưa ra để mổ xẻ. Tuy nhiên, có một thực tế là, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có công ty nào tiếp tục các chiến dịch trên. Vậy đâu là mấu chốt của sự chững lại này? Trên đường đi tìm lời giải cho bài toán đó, rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra. Tuy nhiên, trên thực tế, khó khăn và cản trở hầu như xuất phát từ tất cả các điểm trong chuỗi giá trị của phát triển mobile marketing
- 4
Khó khăn từ chính các marketer
Tương tự như hầu hết các hình thức tiếp thị khác trong kỷ nguyên công nghệ, sự phát triển mobile marketing vấp phải rào cản lớn nhất là từ việc thiếu thông tin và nhận thức của các doanh nghiệp về công cụ hữu hiệu này. Năm 2007 vừa qua, trong một nghiên cứu về thị trường digital marketing (tiếp thị bằng các công cụ kỹ thuật số) tại Việt Nam của một công ty nghiên cứu thị trường nước ngoài, hầu hết các doanh nghiệp được hỏi bao gồm cả các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực PR, quảng cáo đều cho biết họ hầu như chưa có khái niệm và hiểu biết nào cụ thể về hình thức tiếp thị mới mẻ này.
Bên cạnh đó, có một tâm lý rất phổ biến trong giới làm marketing là ngại và sợ rủi ro khi tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các hình thức marketing mới mà chỉ chăm chăm vào việc triển khai các chiến dịch tiếp thị truyền thống - những hình thức đã quá cũ với người tiêu dùng và hiệu quả ngày càng giảm sút.
- 5
Phản ứng tự vệ của người tiêu dùng
Vậy còn người tiêu dùng, đối tượng của các chiến dịch marketing thì sao? Hàng ngày, chúng ta vẫn nhận được các thông tin khuyến mãi và rất nhiều các thông tin giá trị khác từ các nhà cung cấp dịch vụ như Mobifone, Sfone hay Viettel. Chúng là gì vậy? Về mặt bản chất, đó chính là một dạng của mobile marketing. Hiện nay, do còn thiếu hiểu biết một cách sâu sắc về mobile marketing và các vấn đề liên quan nên người tiêu dùng đang bị lầm lẫn giữa các ứng dụng của mobile marketing với loại hình spam gây phiền hà đang được sử dụng phổ biến trên email. Việc này cũng không phải không có nguyên nhân của nó. Bắt đầu từ việc một số doanh nghiệp và cá nhân lợi dụng các cơ sở dữ liệu số điện thoại di động thu thập được vào việc gửi các thông tin không liên quan, thậm chí lừa đảo cho người tiêu dùng, đã tạo ra phản ứng tâm lý tự vệ của người tiêu dùng khi các chương trình phát triển mobile marketing được triển khai. Vì vậy, để không chỉ phát triển mobile marketing mà cả các hình thức digital marketing khác có thể phát triển, chúng ta cần có những hành xử có “văn hóa” hơn đối với người tiêu dùng.
- 6
Hạn chế do công nghệ
Không chỉ có những khó khăn từ phía các thành phần trực tiếp tham gia vào các chiến dịch phát triển mobile marketing, việc đem lại doanh thu chưa lớn cũng là một vấn đề ảnh hưởng tới sự quan tâm của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam. Công nghệ viễn thông di động đang sử dụng vẫn chỉ hỗ trợ được tin nhắn SMS tạo ra thách thức rất lớn đối với việc phát triển mobile marketing khi mà cả thế giới đang chuyển từ xu thế “nghe, đọc” sang xu thế “xem”. Giả sử, chúng ta có thể chuyển được tin nhắn đa phương tiện MMS - những người làm marketing có thể chuyển một bản giới thiệu sản phẩm của mình cho khách hàng dưới dạng hình ảnh được thiết kế công phu. Ngoài ra, trên thị trường cũng chưa có nhà cung cấp dịch vụ di động nào có và xây dựng được bảng giá cho các tin nhắn SMS dành cho mục đích marketing.