Những điều cần biết về sức khỏe móng
(Giúp bạn)Bạn bận tâm về việc sơn móng tay sứt mẻ hay những vết xước da quanh đầu móng gây đau đớn? Hãy cùng khám phá những cách xử lí giúp bạn tránh đi tất cả những phiền toái liên quan đến 10 ngón tay xinh.
- 1
Móng tay sần sùi
Cũng giống như việc rung chân hay xoắn tóc, khảy móng là một thói quen không kiểm soát được của nhiều người. Các tác động lặp lại kéo dài sẽ khiến cho móng tay ngày càng dày và sần sùi hơn.Cách khắc phục? Bạn chỉ cần bôi một ít dung dịch làm mềm móng ngay sau khi tắm, lúc này móng tay của bạn đang mềm ra bởi nước và dung dịch giúp giữ lượng nước này lại để làm mềm lớp keratin trong móng tay.
- 2Móng quặpKhi móng chân bạn mọc ngược và đâm vào thịt, vết thương có thể bị nhiễm trùng rất nặng. Do vậy tất cả những gì bạn cần làm để tránh phải đau đớn là dùng một ít gạc y tế đệm dưới móng chân. Gạc y tế sẽ giúp móng chân không đâm vào vết thương nữa, tuy nhiên bạn nhớ phải giữ vệ sinh và thay gạc mỗi ngày để vết thương mau lành. Để tránh xảy ra tình trạng móng quặp, hãy luôn cắt móng thẳng và hạn chế mang giày bít mũi.
- 3
Vàng móng, mất màu
Nếu bạn cứ thay đổi liên tục màu sơn móng tay mà không cho bộ móng có thời gian để hồi phục, chẳng mấy chốc bạn sẽ nhận ra móng tay đã ngả vàng. Sự thật là tất cả nước rửa móng tay đều làm khô móng rất nhanh.Hãy dùng dung dịch làm mềm để chữa trị chuyện này. Đầu tiên hãy chùi sạch lớp sơn móng tay, sau đó bạn có thể chà dung dịch làm mềm lên bề mặt móng để giảm thiểu việc ố móng, tuy nhiên đừng lạm dụng quá nhiều vì chà xát quá độ sẽ làm móng yếu hơn
- 4
Nhiễm trùng móng
Nghe qua thì bạn có thể hình dung đây là một căn bệnh hiếm gặp, nhưng thật ra căn bệnh này khá phổ biến. Khi bạn cắt da xung quanh móng, nước có thể thấm vào và tạo ra môi trường tuyệt vời cho vi trùng sinh sôi nảy nở, một số trường hợp vết nhiễm trùng còn gây ra tình trạng sưng tấy và làm mủ dưới da.Với trường hợp này bạn nên dùng thuốc sát trùng dạng lỏng nhỏ thẳng vào vết thương mở. Và nhớ luôn thấm ít cồn sau khi nhúng tay vào nước. Nếu tình trạng không cải thiện, tốt nhất bạn nên tìm đến bác sĩ để có phương pháp trị liệu đặc biệt.
- 5
Nhiễm khuẩn móng
Nhiễm khuẩn móng thường khiến vùng da quanh móng tay bạn trở nên đỏ, sưng tấy và rất đau, thậm chí có thể chảy mủ và dịch. Nếu tình trạng nhiễm khuẩn trở nên nghiêm trọng, nó sẽ lan rộng ra vùng da bên dưới móng tay, làm cho móng từ từ bị tách ra khỏi phần thịt.Thay vì kinh hãi nhìn móng tay mình dần rụng ra, đầu tiên hãy cắt phần móng đi để giảm tải áp lực cho vết thương, sau đó ngâm tay (chân) trong nước ấm có pha một ít muối biển trong 20 phút rồi bôi kem chống khuẩn và băng vết thương lại với băng keo cá nhân. Hãy lặp lại quy trình này 2 lần một ngày trong 3 ngày liên tục. Muối biển sẽ giúp sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn, giảm đau đớn do sưng tấy. Nếu phần sưng tấy không giảm đi sau 3 ngày thì bạn nên đi gặp bác sĩ.
- 6
Nấm móng
Môi trường xung quanh chúng ta đầy vi khuẩn và nấm mốc sẵn sàng tấn công vào bất kì vết thương hở nào. Đáng tiếc, theo các bác sĩ, việc nhiễm nấm sẽ khó chữa trị hơn nhiễm khuẩn. Triệu chứng của nấm móng là móng trở nên ố vàng hoặc tái xanh, đồng thời tình trạng nấm móng sẽ khiến móng chân bạn trở nên dày, sần sùi, tạo ra những mảnh vỡ dưới móng. Lúc đó móng chân bạn sẽ trông chẳng khác gì một miếng phô mai mà bạn có thể cạo ra. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với nước cũng sẽ cung cấp độ ẩm, tạo môi trường cho nấm mốc tái phát triển.Cách trị là dùng thuốc sát khuẩn dạng dung dịch, nhỏ thẳng vào vết thương mỗi ngày 2 lần – sáng và tối – để diệt nấm mốc. Bạn nên hong khô móng và dùng cồn như một loại dung dịch kháng khuẩn. Nếu tình trạng nấm móng vẫn tiếp diễn, bạn nên đi đến bác sĩ chuyên khoa.
- 7
Gãy móng
Nếu móng tay bạn quá yếu và dễ gãy, tốt nhất bạn nên bổ sung thêm Vitamin B để tăng sự sản xuất keratin – protein cấu tạo nên da, tóc và móng tay chân. Để khắc phục tình trạng gãy móng, lời khuyên dành cho bạn là hãy dũa móng khi móng còn ướt, giũa theo hướng móng mọc (từ 2 bên hướng vào giữa) và đừng bao giờ làm ngược lại.
- 8
Ung thư móng
Bệnh này không phổ biến, tuy nhiên đề phòng và cảnh giác vẫn sẽ không thừa. Những tế bào ung thư có thể phát triển dưới móng. Nếu bạn thấy móng tay hoặc chân của mình có những biểu hiện lạ như xuất hiện những đường lộn xộn mang màu xanh đen hoặc nâu tái dưới móng. Tất nhiên không có bất kì phương pháp chữa trị tại nhà nào cho việc này, bạn phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Trong một số trường hợp có thể sẽ phải dùng phương pháp xạ trị.