Vĩnh biệt chứng chân tay khô nẻ mùa đông

11:17 11/02/2014

(Giúp bạn)Nứt nẻ chân tay là một bệnh về da thường gặp khi thời tiết hanh khô. Nó không chỉ gây mất thẩm mỹ, mà còn tạo cảm giác đau rát, khó chịu.

  • 1

    Nguyên nhân

    Nguyên nhân của tình trạng này có rất nhiều nhưng chủ yếu rơi vào những yếu tố sau:

    Môi trường: Chứng bệnh này có quan hệ mật thiết với nhân tố môi trường, để hở chân tay ngoài gió lạnh, hay làm công việc phải tiếp xúc nhiều với chất xà phòng có tính kiềm cao, nước rửa tay có chất tẩy, tiếp xúc với chất béo hòa tan hay chất hấp thụ nước…, đều khiến da ngày càng khô ráp, mất đi tính đàn hồi và hình thành những vết nứt nẻ.

    vinh-biet-chung-chan-tay-kho-ne-mua-dong-1

    Dinh dưỡng: Chứng khô nẻ chân tay mùa đông có liên quan mật thiết tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn. Khi chân tay bạn bị khô nẻ là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn có thể đang thiếu một số vi chất như vitamin B2, vitamin E, vitamin C, vv...

    Tuổi tác: Tuổi càng cao, hàm lượng nước trong da càng thấp, dễ gây nứt nẻ chân tay. Thêm vào đó, nhiều phụ nữ có tuổi đã mất hẳn thói quen chăm sóc da bằng kem dưỡng như khi còn trẻ nên hiện tượng này xuất hiện khá phổ biến.

    Đi giày cao gót: Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên các vết nứt ở chân. Khi đi giày cao gót, sự ma sát của chân khiến mồ hôi tiết ra không đồng đều, làm nhiều chỗ ở bàn chân thiếu độ ẩm cần thiết, khiến da nứt nẻ.

    Ngoài các trường hợp trên, các bệnh như vảy nến, á sừng, eczema cũng khiến da chân tay nứt nẻ, tuy nhiên các trường hợp này buộc phải đến bác sỹ chứ không thể tự chữa theo các cách thông thường

  • 2

    Cách làm giảm và phòng ngừa tình trạng khô nẻ chân tay

    Về yếu tố môi trường: Bạn cần lưu ý che chắn và tránh tiếp xúc với những yếu tố gây hại từ môi trường bên ngoài:

    - Đi găng tay và tất khi đi ra ngoài.

    - Không nên thường xuyên nhúng tay trực tiếp vào các loại hóa chất như bột giặt, các chất tẩy rửa hoặc nhúng tay chân vào nước quá lạnh hoặc quá nóng. Điều này sẽ dễ dàng làm cho các tế bào trên tay chân bong tróc, gây nứt nẻ và viêm da. Bạn nên dùng găng tay khi làm việc nhà vào mùa đông.

    vinh-biet-chung-chan-tay-kho-ne-mua-dong-2

    - Thường xuyên bôi các loại kem dưỡng da cho chân và tay để duy trì độ ẩm cho da.

    - Đối với các nhân viên văn phòng, phải thường xuyên dùng máy tính, lại ngồi dưới điều hòa nhiều, da tay không những khô mà còn có nguy cơ mắc bệnh tim rất cao. Vì vậy, mỗi lần làm việc từ 1 tiếng đến 1,5 tiếng nên tranh thủ nghỉ ngơi, vẩy tay xuống đất để loại bỏ những mệt mỏi.

    - Hạn chế đi giày cao gót khi phải di chuyển nhiều. Nếu chọn giày nên tránh các loại giày quá dốc, tạo áp lực lớn cho chân. Nên chọn giày có chất liệu mềm và vừa chân, không nên đi giày quá hẹp hoặc quá rộng.

    - Nên tự mát xa thường xuyên bằng các động tác xoay, nắn, xoa tay chân, bạn sẽ ngạc nhiên vì những tác dụng của nó đến sức khỏe toàn bộ cơ thể.

    Về dinh dưỡng: Ăn uống đầy đủ dưỡng chất là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa và chữa trị nứt, nẻ da trong mùa lạnh và hanh khô. Ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước là cách giúp bạn giữ được làn da luôn mềm mại trong mùa đông lạnh giá.

    Những thực phẩm giúp da mịn màng và tránh nứt, nẻ gồm có vừng (chứa nhiều loại vitamin E, B1, canxi…), hạt điều (cung cấp protein, giàu vitamin E giúp da giữ ẩm và mịn màng), đậu phộng (có nhiều dầu thực vật, giàu vitamin B2 giúp bảo vệ niêm mạc, tạo độ ẩm cho da và những vết nứt, nẻ), cần tây (giàu vitamin C, kali, kẽm… giúp lợi tiểu, loại bỏ nhiều độc tố trong cơ thể). Các loại quả như táo, bưởi, cam… cũng rất tốt cho da. Tăng cường hàm lượng vitamin A có trong củ cải, đậu, rau màu xanh, cá, sữa, vv...

    vinh-biet-chung-chan-tay-kho-ne-mua-dong-3

  • 3

    Điều trị tại chỗ những vết nứt nẻ ở chân tay

    Nếu bạn đang khổ sở vì những vết nứt nẻ ở chân tay, bạn có thể sử dụng một vài mẹo sau đây để làm giảm đau rát và nhanh chóng lấy lại làn da mềm mại:

    - Dùng chuối cắt lát mỏng ngâm sữa tươi khoảng 5-10 phút. Đắp đều hỗn hợp trên lên chỗ da bị nứt, nẻ, rửa sạch sau 15 - 20 phút.

    - Mật ong cùng ít nước cốt chanh trộn đều và đắp lên chỗ khô nẻ khoảng 15 phút.

    - 2 thìa bột nghệ trộn 1 thìa nước cam rồi đắp lên chỗ khô nẻ và rửa sạch sau 20 phút.

    - Khoai tây luộc chín, nghiền nát, cho thêm một chút vaseline trộn đều, bảo quản trong hộp kín. Khi bị nứt tay, chân, có thể dùng để xoa vào vết nứt 1-3 lần mỗi ngày.

Comments