Hành trình về thăm quê Bác

15:03 10/02/2014

(Giúp bạn)Khu di tích Kim Liên là một quần thể các di tích lưu niệm về quê hương, gia đình, thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  • 1

    Khu di tích Kim Liên:

    Khu di tích Kim Liên là một trong bốn di tích quan trọng bậc nhất tại Việt Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa – lịch sử về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình ông. Toàn bộ khu di tích bao gồm nhà tranh nhỏ của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan; ngôi nhà của ông bà ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nhà thờ chi họ Hoàng Xuân (thuộc cụm di tích Hoàng Trù); nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; giếng Cốc; lò rèn Cố Điền; nhà cụ cử Vương Thúc Quý – thầy học khai tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nhà thờ họ Nguyễn Sinh; nhà cụ Nguyễn Sinh Nhâm – ông nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh; di tích cây đa, sân vận động Làng Sen; khu trưng bày các hiện vật, tài liệu và nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (thuộc cụm di tích Làng Sen); phần mộ bà Hoàng Thị Loan ở Động Tranh trên dãy Đại Huệ và cụm di tích Núi Chung. Toàn khu di tích rộng trên 205 ha, các điểm và cụm di tích cách nhau 2 – 10km.

    hanh-trinh-ve-tham-que-bac-1

    Hàng ngày từng đoàn người từ khắp mọi miền tổ quốc và từ khắp nơi trên thế giới hành hương về Làng Chùa, Làng Sen để chiêm nghiệm ngưỡng mộ cuộc đời của một vĩ nhân mà tư tưởng đạo đức phong cách của Người ngày càng toả sáng, tiêu biểu cho một nền “văn hoá của tương lai” và hiểu thêm về một vùng quê văn hiến đã sinh ra và nuôi lớn Người bằng dòng sữa mẹ ngọt ngào .

    hanh-trinh-ve-tham-que-bac-2

    Cùng với các di tích lưu niệm, tại Kim Liên còn có nhà trưng bày bổ sung giúp khách tham quan có thể tìm hiểu bối cảnh lịch sử của đất nước và quê hương vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; những nhân tố tác động sâu sắc đến tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu.

    hanh-trinh-ve-tham-que-bac-3

    Kim Liên cũng là nơi ghi dấu về hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê hương. Đó là ngày 14-6-1957, sau 50 năm xa cách và từ ngày 8 đến 10-12-1961, Người về thăm lần thứ hai.

    Là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, Khu di tích Kim Liên được Nhà nước chú trọng đầu tư trong nhiều năm qua. Hằng năm Khu di tích đón tiếp hàng triệu đồng bào trong cả nước và khách quốc tế đến thăm.

  • 2

    Mộ bà Hoàng Thị Loan

    Bà Hoàng Thị Loan (1868 – 1901) là người mẹ Việt Nam tiêu biểu có công nuôi dạy nên những người con yêu nước, trong đó có cậu bé Nguyễn Sinh Cung, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    hanh-trinh-ve-tham-que-bac-4

    Từ chân núi Động Tranh, lối lên phần mộ Bà nằm ở bên trái phần mộ có 269 bậc (con số 69 là năm Bác Hồ mất – 1969), lối xuống bên phải phần mộ có 242 bậc (con số 42 là năm cậu Khiêm;đưa hài cốt mẹ về đây – 1942). Trước phần mộ xuống sân bia 33 bậc, con số 33 là tuổi đời của Bà. Phía trên mộ là dàn hoa cách điệu hình khung cửi. Hai cụm cây hoa giấy che mát phần mộ Bà được lấy giống từ Huế – nơi bà mất và khu lăng mộ của ông Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp. Khe trước phần mộ trồng nhiều cây quí từ nhiều miền đất nước

  • 3

    Di tích Hoàng Trù

    Cụm di tích Hoàng Trù nằm trọn trong làng Hoàng Trù (thường goi là làng Chùa), quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời. Diện tích của cụm di tích này khoảng 3.500m².

    hanh-trinh-ve-tham-que-bac-5

    hanh-trinh-ve-tham-que-bac-6

  • 4

    Ngôi nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

    Ngôi nhà cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc Là ngôi nhà lá 5 gian được dân làng Sen quê nội Chủ tịch Hồ Chí Minh dựng lên từ quỹ công của dân làng để mừng ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi ông đỗ phó bảng khoa thi Hội năm 1901. Trong ngôi nhà này cụ Sắc dành hai gian để đặt bàn thờ bà Hoàng Thị Loan và để tiếp khách. Bàn thờ được làm bằng liếp tre nứa trên trải chiếu nhỏ để bát hương, cây nến và bài vị bằng gỗ giản dị. Gian thứ tư là nơi nghỉ của cụ Sắc với bộ phản gỗ kê bên cửa sổ chính, bên cạnh có chiếc án thư nơi cụ dạy các con học chữ và đây cũng là nơi vào các buổi tối cụ thường mời bà con ngồi quây quần uống nước trà xanh.

    hanh-trinh-ve-tham-que-bac-7

    hanh-trinh-ve-tham-que-bac-8

    Di tích mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc 

Comments