10 mẹo nhỏ phòng chống cháy nổ trong gia đình
(Giúp bạn) - 10 mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn biết cách phòng chống cháy nổ trong gia đình trong mùa hanh khô hiện nay.
1. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị trong nhà
Hãy thường xuyên kiểm tra các thiết bị trong nhà để bảo trì và sửa chữa kịp thời trước khi chúng gây ra cháy nổ. Đặc biệt là những thiết bị điện đã cũ, dây điện bị sờn hay những đồ gia dụng trong nhà bếp như lò nướng, nồi cơm điện,...
thường xuyên kiểm tra các thiết bị trong nhà để phòng chống cháy nổ |
2. Tắt khi không sử dụng
Đối với những thiết bị có công tắc hay phích cắm, đừng quên tắt chúng khi không sử dụng vì một giây đãng trí của bạn cũng có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
tắt các thiết bị khi không sử dụng để phòng chống cháy nổ trong gia đình |
3. Không hút thuốc trong nhà
Hút thuốc là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ cháy. Vì vậy không nên hút thuốc trong nhà và nên sử dụng gạt tàn hay những đồ vật làm bằng chất liệu không cháy để đựng tàn thuốc.
không hút thuốc trong nhà để phòng chống cháy nổ |
4. Cân nhắc khi sử dụng thiết bị sưởi ấm
Thiết bị sưởi ấm được sử dụng phổ biến trong mùa đông nhưng hầu hết các gia đình đều nghĩ rằng nó an toàn. Hãy bỏ suy nghĩ đó và chắc chắn rằng thiết bị sưởi ấm trong nhà bạn được đặt xa chăn màn, quần áo hoặc chúng không phải là đồ cũ với những dây điện sờn rách.
cân nhắc khi sử dụng thiết bị sưởi ấm trong nhà để phòng chống cháy nổ |
5. Tránh dùng quá tải điện năng
Điện năng quá tải sẽ làm cho công suất điện không chịu được gây ra cháy nổ các thiết bị trong nhà. Nên hạn chế sử dụng nhiều thiết bị cùng một lúc, thiết bị có công suất cao hoặc tắt bớt đèn điện khi không cần thiết.
tránh dùng quá tải điện năng để phòng chống cháy nổ trong gia đình |
6. Trang bị sẵn các thiết bị phòng chống cháy nổ
Luôn luôn trang bị sẵn các thiết bị phòng chống cháy nổ ở trong nhà như bình cứu hỏa, bình CO2 , chuông báo cháy,...
nên trang bị sẵn các thiết bị phòng chống cháy nổ trong gia đình |
7. Dạy trẻ tìm hiểu về phòng chống cháy nổ trong gia đình
Trẻ em chưa bao giờ là quá nhỏ để tìm hiểu về phòng chống cháy nổ. Hãy nói chuyện với trẻ ngay từ khi chúng nhận biết được mọi vật xung quanh. Nên dạy trẻ tránh xa những thiết bị điện, thiết bị nhà bếp hoặc cách tắt chúng khi không sử dụng; những cách xử lý tình huống khi có cháy nổ xảy ra.
nên dạy trẻ tìm hiểu về phòng chống cháy nổ trong gia đình |