Tác hại không ngờ tới khi cho trẻ 3 tuổi xem TV
(Giúp bạn) - TV mang lại cho ta nhiều điều bổ ích trong cuộc sống. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều tác hại khôn lường. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên cho trẻ dưới 3 tuổi xem TV.
Không ai có thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời mà TV mang đến cho cuộc sống của trẻ nhỏ: làm giàu vốn kiến thức, làm phong phú vốn từ và kích thích óc sáng tạo, tưởng tượng,… Nhưng dường như “con dao hai lưỡi” này còn có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con trẻ, đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi. Những tác hại đó là gì? Tại sao trẻ dưới 3 tuổi không nên xem TV? Dưới đây là những giải đáp cụ thể cho những thắc mắc về tác hại của việc xem TV để các phụ huynh nuôi dạy trẻ tốt hơn.
Suy giảm thị lực là tác hại của TV đối với trẻ nhỏ:
Xem TV làm trẻ dưới 3 tuổi suy giảm thị lực |
Những nội dung trên màn ảnh nhỏ phong phú, đa dạng luôn là niềm đam mê, sự thích thú hấp dẫn các bạn nhỏ của chúng ta. Chính vì vậy, việc chăm chú nhìn vào màn hình quá lâu, lại giữ nguyên một tư thế hay phấn khích đứng sát lại màn hình để nhìn. Và dần dần sẽ khiến mắt bé suy giảm thị lực. Đối với trường hợp các bé ngồi chéo hay chếch màn hình mà không nhìn thẳng vào màn hình TV thì sẽ dễ bị hiếng và lé. Nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi- đối tượng mà cơ quan thị giác chưa phát triển hoàn thiện, việc xem TV sẽ ảnh hưởng xấu đến thị lực của bé sau này. Hơn nữa, trẻ còn quá nhỏ, khả năng điều tiết của mắt còn kém, chưa thích nghi kịp thời với ánh sáng phát ra từ TV nên trẻ dễ bị cận thị sớm.
Xem TV ảnh hưởng đến sự phát triển của đại não và hệ thần kinh bị tổn thương:
Thế giới tự nhiên muôn màu, chuyển động mới có thể là giải pháp tốt nhất giúp trẻ phát huy óc tưởng tượng phong phú của bé. Xem TV là hành vi tiếp xúc thụ động nên sẽ cản trở cho việc tiếp xúc với môi trường bên ngoài của trẻ và hạn chế khả năng tưởng tượng của bé. Càng không nên cho trẻ dưới 3 tuổi xem TV vì với lứa tuổi sự phát triển của đại não cần đạt tới 80% thì việc xem TV thường xuyên sẽ làm chậm quá trình phát triển của đại não, gây ảnh hưởng xấu cho con trẻ.
Ngủ không ngon giấc, cơ thể không phát triển do xem TV:
ngủ không ngon giấc đối với trẻ nhỏ là tác hại mà xem TV gây nên |
Chất melatonin có liên hệ mật thiết với chất lượng giấc ngủ, và cũng có tác dụng không thể xem thường trong việc điều tiết sự phát triển của thời kỳ thiếu niên. Chúng ta đều biết trẻ em dưới 3 tuổi phát triển chiều cao trong khi ngủ. Nghiên cứu đã chứng minh, xem ti vi trong thời gian dài sẽ gây ức chế quá trình bài tiết melatonin. Nếu liên tục dừng xem tivi trong 1 tuần, nồng độ melatonin trong cơ thể bé có thể tăng lên 30%. Đó là chưa kể đến những bộ phim không phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ làm trẻ có cảm giác sợ hãi, giấc ngủ thường không sâu, nhất là có thể ngủ mê.
Xem TV dễ mắc các bệnh tim mạch:
trẻ dưới 3 tuổi xem TV dễ mắc bệnh tim mạch |
Theo một nghiên cứu của Úc với 290 trẻ ở độ tuổi 15, những trẻ mỗi ngày xem ti vi hoặc chơi điện tử quá 2 tiếng có nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch rất cao.
Tính cách nóng nảy, thậm chí dẫn đến tự kỷ là tác hại của xem TV:
xem TV nhiều làm nguy cơ tự kỷ ở trẻ em gia tăng |
Theo các nhà nghiên cứu, tính cách của những trẻ thường xuyên xem ti vi thường nóng nảy, thần kinh không vững. Việc xem ti vi nhiều cũng không có lợi cho việc giao tiếp xã hội và ứng xử hàng ngày của trẻ.Do quá say mê xem TV nên bé trở nên thờ ơ, lạnh nhạt với cuộc sống xung quanh, không thích kết bạn cũng như không thích chơi các trò chơi khác. Điều đó dẫn đến việc bé thích chơi một mình, không muốn nói chuyện với ai kể cả bố mẹ mình. Nghiên cứu cho thấy những điều mắt thấy, tai nghe trong giai đoạn 6 tháng đầu đời sẽ là nền tảng hình thành hành vi của trẻ khi lớn lên. Vì thế, việc tiếp xúc với âm thanh và ánh sáng TV khiến cho não bộ của trẻ phản ứng với âm thanh của máy móc còn nhiều hơn bố mẹ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tự kỉ.
Các chuyên gia cũng nhắc nhở không nên đặt ti vi trong phòng ngủ, để tránh tạo thói quen xấu nằm xem ti vi cho trẻ. Vào bữa ăn không nên bật TV, điều đó giúp trẻ có thể tập trung ăn cơm. Các bậc phụ huynh tốt nhất cần sắp xếp thời gian cùng xem TV với bé để nhắc lại cho trẻ những đặc tính hay đặc điểm tốt được nói đến trong chương trình. Ngoài ra còn có thể khuyến khích trẻ kể lại nội dung câu chuyện đã xem, cùng trẻ phân tích để từ đó bồi dưỡng và phát triển kĩ năng biểu đạt ngôn ngữ, khả năng phán đoán và rèn luyện trí nhớ cho bé.
Sau bài viết này, giúp bạn mong rằng các bậc phụ huynh có thể có thêm những bài học để nuôi dạy con cái mình tốt hơn!