Bà bầu ăn ổi có tốt không?

14:54 14/04/2015

(Giúp bạn)Bà bầu ăn ổi có lợi hay không là thắc mắc của rất nhiều người bởi nhiều người cho rằng, ăn ổi bà bầu bị nóng trong và dễ bị táo bón.

Quả ổi: Trái cây có lợi cho bà bầu

Báo Sức khỏe và Đời sống cho hay, dân gian thường truyền tục nếu bà bầu ăn ổi khi em bé sinh ra sẽ bị trốc ghẻ. Nhưng những lợi ích dưới đây khiến chúng ta bất ngờ về tác dụng mà ổi mà ổi mang lại.

Ổi là một loại quả bổ dưỡng, là nguồn cung cấp vitamin A, C cao, ngăn ngừa thiếu máu, ổn định đường huyết...

Giảm nguy cơ thiếu máu

Uống một ly nước ổi mỗi ngày giúp giảm tình trạng thiếu máu trong cơ thể do trong trái ổi có chứa những dưỡng chất thiết yếu giúp tăng nồng độ hemoglobin trong máu.

Giúp tăng khả năng miễn dịch

Trong quả ổi rất giàu axit ascorbic, vitamin C – giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của bà bầu. Ngoài ra, những dưỡng chất này cũng giúp loại bỏ những bệnh thường gặp trong thai kỳ như đau răng, chảy máu răng, nướu, viêm loét… vì trong 1 quả ối có chứa khoảng 16mg vitamin C.

Trị chứng táo bón thai kỳ

Ổi rất giàu chất xơ giúp thông ruột, do đó sẽ giúp ngăn ngừa táo bón trong thời kỳ mang thai. Một quả ổi cỡ vừa có thể cung cấp 36% lượng chất xơ hàng ngày cho cơ thể.

Trị bệnh tiêu chảy

Quả ổi có tác dụng điều trị tiêu chảy rất tốt vì trong quả ổi có chất làm se (hợp chất hóa học có xu hướng làm co rút các thành phần khác trong cơ thể).

Ngoài ra, hợp chất kiềm trong quả ổi có khả năng phòng chống và ngăn ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bệnh lỵ. Thêm vào đó, quả ổi có các chất carotenoids, vitamin C và potassium hỗ trợ cho việc chữa lành các trường hợp viêm dạ dày.

Hỗ trợ sự phát triển thần kinh thai nhi

Không chỉ tốt cho mẹ bầu, ổi còn rất tốt cho thai nhi. Trong trái ối có chứa lượng axit folic và vitamin B9 – rất quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

Bổ sung canxi

Bà bầu nên bổ sung 1 quả ổi hoặc một ly nước ép ổi mỗi ngày, vì hàm lượng canxi trong quả ổi cao giúp bổ sung canxi cho sự phát triển của xương và răng thai nhi..

Giữ huyết áp ổn định

Dưỡng chất trong quả ổi còn giúp kiểm soát huyết áp rất tốt cho bà bầu. Trong thai kỳ, việc duy trì huyết áp ổn định là rất cần thiết để tránh nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ

Bà bầu ăn ổi giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường và cân bằng, do đó giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ – đây là căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại.

Cải thiện hệ miễn dịch

Vitamin C, vitamin E, carotenoid, iso- flavanoids, polyphenol và axit ascorbic trong ổi là những dưỡng chất làm tăng hệ thống miễn dịch cho mẹ bầu, giúp mẹ tránh xa bệnh tật và các loại vi trùng xâm nhập. Đồng thời, chúng cũng giúp loại trừ những cơn đau răng, nướu, chảy máu răng, và các chứng viêm loét.

Lưu ý: Mặc dù, ổi có nhiều lợi ích cho bà bầu, nhưng bà bầu cũng không nên ăn quá nhiều ổi trong quá trình mang thai, vì hạt ổi có thể khiến bà bầu khó tiêu và nguy cơ vướng vào ruột thừa.

-1

Những loại trái cây tốt cho bà bầu

Chuối

Chuối có lợi cho mẹ bầu bởi trong chuối có chứa serotonin có tác dụng kích thích hệ thần kinh, giúp mẹ bớt căng thẳng và ngủ ngon hơn. Chuối cũng rất giàu axit folic. Mỗi ngày mẹ chỉ cần bổ sung 0,4mg axit folic sẽ giúp thai nhi không bị khuyết tật. Ngoài ra, chuối đối với mẹ bầu còn có tác dụng giảm đau.

Đu đủ chín

Đu đủ chín rất tốt cho hệ tiêu hóa và sắc đẹp của mẹ bầu vì chứa nhiều chất chống oxy hóa. Ngoài vitamin A, C, đu đủ chín còn cung cấp nhiều folate (nguyên liệu chính phòng ngừa dị tật bào thai) và lưu trữ một loại enzyme giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

Vitamin C trong đu đủ không chỉ giúp mẹ bầu có đôi mắt khỏe mạnh, thúc đẩy hệ miễn dịch tốt mà còn giúp chống lại tình trạng viêm và đau khớp rất khó chịu hay xảy ra ở bà bầu.

Dâu tây

Dâu tây là thực phẩm giàu vitamin C, kali và mangan. Do đó, loại quả này cần thiết để giảm huyết áp, đảm bảo hệ miễn dịch khỏe mạnh cho bà bầu. Ngoài ra, dâu tây còn dồi dào vitamin nhóm B có tác dụng duy trì sức khỏe tim mạch.

Anh đào

Đây là loại quả giàu sắt, caronten và các vitamin khác như B1, B2, C, canxi, photpho...

Mẹ bầu ăn anh đào sẽ được tăng cường máu, cải thiện chức năng tiêu hóa. Không những vậy, đối với thai nhi, anh đào có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng, giúp thai nhi có làn da trắng sáng và khỏe mạnh.

Tuy nhiên, mẹ nên ăn anh đào có chừng mực. Nếu ăn quá nhiều có thể khiến tính tình nóng giận và có nguy cơ ngộ độc sắt.

Mận

Mận có tác dụng giúp dễ tiêu hóa, tiêu thũng, trị táo bón... Và nó hoàn toàn có lợi cho phụ nữ mang thai. Mận có thể ăn sống hoặc dùng làm nước ép để sử dụng.

Nho

Nho chứa rất nhiều vitamin và dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai. Cụ thể, vitamin A và hợp chất flavonol trong nho có tác dụng phát triển thị giác cho bé ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ.

Nho rất nhiều vitamin B, có tác dụng kiểm soát tỷ lệ trao đổi chất ở phụ nữ mang thai. Folate được tìm thấy trong nho là chất quan trọng với thai kỳ vì nó giúp tránh các khuyết tật ống thần kinh cho bé.

Kali và natri trong nước ép nho kích thích phát triển hệ thần kinh cho thai nhi. Phốt pho trong nho còn giúp hoàn thiện các gene trong bào thai vì phốt pho là một phần của axit nucleic. Magiê trong nho giúp giảm chuột rút cho bà bầu.

Sung

Sung rất tốt cho hệ tiêu hóa, kiểm soát huyết áp, kiềm chế cảm giác thèm ăn của phụ nữ mang thai cũng như giảm nguy cơ sinh non. Do trong sung có nhiều chất xơ, vitamin B6, kali.

Bưởi

Bưởi là loại trái cây có vị chua, ngọt, mát, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi. bưởi chứa nhiều vitamin C, B, beta carotene, canxi, protein, sắt… ngoài tác dụng cung cấp cho cơ thể bà bầu dưỡng chất, giải khát, là món ăn nhẹ, bưởi còn có công dụng làm đẹp, da dẻ hồng hào, tóc mượt mà, ít rụng hơn (nếu muốn có tác dụng tốt hơn, ngoài ăn, chị em nên đun vỏ bưởi lấy nước gội đầu).

Thanh long

Thanh long theo Đông y có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm toots cho mẹ bầu. Thanh long cũng là loại quả ít dùng đến thuốc trừ sâu nên mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng mà không cần lo lắng.

Thuốc tham khảo: Hoàn an thai

An thai - dùng khi có thai bị mệt nhọc, ăn uống không ngon, hoa mắt, hay nôn ọe, váng đầu, đau bụng, táo bón, tiểu tiện vàng.

Thùy Linh

Nên đọc
-2 Bà bầu ăn cà pháo được không?
-3 Bà bầu ăn ốc được không?
-4 Bà bầu ăn rau ngót có sao không?
-5 Bà bầu ăn dưa hấu được không?

Theo GDVN

Comments