Bà bầu nên làm gì khi bị ợ nóng?
(Giúp bạn)Hormon relaxin tăng cao sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn chậm đào thải ra ngoài, axit tiết ra nhiều và gây chứng ợ nóng ở bà bầu.
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, ợ nóng là tình trạng axit trào ngược lên thực quản. Những cơn ợ nóng của các bà bầu mang cảm giác khủng khiếp hơn nhiều so với những người không bầu bí. Cơn ợ nóng khiến vùng lưng bị đau, có cảm giác sưng tức ở lưng, da bắt đầu ngứa ngáy, mệt mỏi, mồ hôi túa ra như tắm, mất ngủ và thậm chí khiến tâm lý của các thai phụ mất ổn định.
Phụ nữ có thai rất dễ bị ợ nóng vì 2 lý do. Thứ nhất, lượng hormon relaxin tăng cao trong thai kỳ làm chậm quá trình tiêu hóa, nghĩa là thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn, khiến cho axit được tiết ra nhiều hơn. Thứ hai, em bé đang lớn lên trong bụng đã đè lên cả dạ dày và cơ thắt thực quản dưới, gia tăng khả năng axit bị đẩy lên thực quản.
Chữa trị chứng ợ nóng ở bà bầu như thế nào?
Tránh các loại thức ăn có thể gây ra hiện tượng ợ nóng
Những loại dễ gây ợ nóng bao gồm thực phẩm giàu tính axit như trái cây chua, các loại thức ăn chiên dầu mỡ, thức ăn cay, cà phê, đồ uống có ga, cồn, …Các đồ ăn lỏng ít có khả năng gây ợ nóng hơn thức ăn rắn vì chúng có thể đi qua dạ dày nhanh và dễ dàng hơn. Súp, sinh tố, sữa chua, bánh pudding… là sự lựa chọn lý tưởng cho mỗi thực đơn của bà bầu.
Với những đồ ăn dạng rắn, bạn cần ăn nóng vì chúng mềm hơn so với khi để nguội. Đồng thời, phải nhai từ từ và làm nát cho tới khi chúng có vẻ bị… hóa lỏng trước khi được đưa vào dạ dày.
Khi bị chứng ợ nóng, bạn có thể uống một cốc sữa hoặc một ít mật ong pha với sữa nóng.
Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày
Đừng ép dạ dày làm việc một lúc nhiều việc khi cố ép mình ăn hết thức ăn trong 1 bữa, không những bạn mệt mỏi mà dạ dày vốn đang bị dạ con chèn ép cũng không thể nào hoạt động tốt được.
Bởi khi mang bầu, dạ dày của bạn khó có thể giãn ra nhiều vì diện tích trong bụng mỗi ngày bị hẹp lại do sự phát triển của thai nhi. Thường thì các bác sỹ khuyên các bà bầu nên ăn làm 5, 6 bữa nhỏ trong ngày, vừa tránh bị đói nhanh, vừa hạn chế sức ép cho dạ dày.
Không ăn đêm trước khi ngủ
Để tránh thường xuyên ợ nóng ban đêm, bạn không nên ăn bất cứ thứ gì trước khi đi ngủ khoảng ba giờ. Để có giấc ngủ ngon, bạn có thể kê cao gối hơn một chút và đừng nghiêng người sang bên trái khi ngủ.
Ngủ hợp lý
Để tránh những cơn ợ nóng về đêm làm bạn thức dậy, ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ, bạn không nên ăn thêm bất cứ món gì. Kê gối cao hơn bình thường một chút và bắt đầu nằm nghiêng trái nếu bạn chưa có thói quen đó. Việc làm này sẽ khiến axit khó đi từ dạ dày lên thực quản hơn nên bạn cũng tránh được những cơn ợ nóng.
Các mẹ bầu không nên đi ngủ ngay sau khi vừa ăn xong. Những bà bầu có thói quen ăn đêm để thai nhi đỡ đói sẽ khiến tình trạng ợ nóng thêm nặng.
Một cách khác khá hữu hiệu là khi ngủ bà bầu nên kê gối xuống dưới lưng để lượng axit luôn ở dưới cơ hoành.
Dùng thuốc
Những loại thuốc kháng axit chứa canxi có thể giúp bạn trong trường hợp bị ợ nóng. Tuy nhiên, quá nhiều canxi trong cơ thể có thể ngăn chặn sự hấp thụ sắt. Vì thế, bạn không được uống thuốc này cùng thời điểm đang bổ sung sắt hay các loại vitamin vào trước và trong những tháng đầu tiên mang thai.
Tuy nhiên, tuyệt đối không được tự động sử dụng các loại thuốc làm giảm lượng axit trong dạ dày mà phải nghe tư vấn cũng như chỉ định thuốc cụ thể từ phía bác sỹ điều trị. Việc sử dụng quá nhiều thuốc giảm độ axit có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt, gây ra bệnh thiếu máu.
Mặc quần áo rộng rãi
Đừng tạo thêm áp lực lên bụng của bạn, khi mang thai hãy chọn những loại quần áo rộng rãi có thể giúp được bạn tránh được tình trạng đầy hơi.
Uống trà
Trà gừng được biết đến là một loại đồ uống giúp cải thiện sự khó chịu của dạ dày như buồn nôn và ngoài ra cũng có thể giúp đỡ để dập tắt chứng ợ nóng. Nhấm nháp một tách trà gừng khoảng 20 phút trước bữa ăn. Chúng sẽ hoạt động như một bộ đệm axit và ngăn ngừa chứng ợ nóng xảy ra.
Bổ sung men tiêu hóa
Các men vi sinh là những vi khuẩn có lợi có thể cải thiện hệ tiêu hóa của bạn.
Thuốc tham khảo: Omeprazol 20mg Chỉ định: |
Thùy Linh
Theo GDVN