Bí quyết giúp bé phát triển ngoại hình toàn diện

11:36 11/02/2014

(Giúp bạn)Là cha mẹ ai cũng hy vọng trẻ của mình thật xinh đẹp, nhưng bạn đừng cho rằng trẻ sinh ra thế nào thì ngoại hình khó thay đổi. Thực tế, có thể thông qua nhiều phương pháp chăm sóc có hiệu quả để giúp trẻ của bạn có được thân thể hoàn mỹ.

  • 1

    Thời kỳ trẻ sơ sinh: Uốn nắn tạo hình thù xương

    Chú ý tư thế ngủ để giúp trẻ có được nét mặt tươi đẹp

    Trẻ khi mới sinh xương đầu tương đối mềm, xương chưa phát triển hoàn thiện, giữa các đốt xương vẫn còn các khe, vẫn có tính nắn chỉnh tương đối. Hơn nữa, cơ thịt phần cổ chưa đủ lực để chuyển động phần đầu tương đối nặng, phần xương này trong thời gian dài chịu áp lực của phần đầu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

    Trẻ sau khi lớn, xương cứng hơn, khe xương khép kín, phần đầu không có sự thay đổi lớn. Thời gian then chốt để điều chỉnh phần đầu của trẻ là giai đoạn 3 tháng đầu sau khi sinh.

    Nếu cha mẹ có thói quen chọn tư thế nằm ngửa cho trẻ, phần mặt của trẻ sẽ tương đối bằng, âm thanh không lớn. Người phương tây thường không chú ý đến tư thế ngủ của trẻ, nhiều trẻ có thói quen nằm sấp nhưng người lớn không can thiệp nên phần mặt của trẻ đôi khi hơi tròn.

    Cha mẹ nên căn cứ theo tướng mạo của trẻ để quyết định tư thế ngủ của trẻ, ví dụ: có trẻ xương gò má tương đối cao, nếu để chúng ngủ nằm sấp dễ làm gò má sau này cao hơn, khuôn mặt sẽ trở nên xấu hơn.

    Trẻ có khuôn mặt bằng thích hợp với ngủ nghiêng bên trái phải, như thế không làm phần trán trước và xương chẩm bị ép, làm phần đầu tròn đẹp.

    Chú ý: Chọn tư thế ngủ nằm ấp cũng có nhiều nguy hiểm nhất định, người mẹ nên chú ý đến hô hấp của trẻ để phòng chống tắc nghẽn.

    bi-quyet-giup-be-phat-trien-ngoai-hinh-toan-dien-1


    Giấc ngủ giúp trẻ lớn nhanh và vóc dáng đẹp

    Đầu của trẻ tương đối quan trọng cha mẹ nên chú ý chăm sóc. Trẻ mới sinh có thể ngủ trên 20 tiếng mỗi ngày, thời gian ngủ có thể rút ngắn theo từng độ tuổi, nhưng trẻ sơ sinh mỗi ngày nên ngủ ít nhất 12 tiếng.

    Hầu hết nhiều người cho rằng trẻ mỗi ngày ngủ trên 12 tiếng sẽ phát triển chiều cao. Tuy nhiên người lớn cần chú trọng đến cả khoảng thời gian ngủ của trẻ. Cho dù là ngủ 12 tiếng, nhưng khoảng thời gian ngủ từ 9 h tối và khoảng thời gian ngủ từ 1 h sáng là hoàn toàn khác nhau. Có nghiên cứu chứng minh, khoảng 70% hóc môn sinh trưởng bài tiết vào giấc ngủ ban đêm, vì thế đảm bảo giấc ngủ đêm đầy đủ cũng là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của cơ thể.

  • 2

    Tránh 3 sai lầm làm trẻ xấu hơn

    1. Treo đồ chơi trên giường của trẻ

    Trẻ mới sinh, phần nhiều thời gian là nằm, vì thế chúng chỉ thích gián mắt vào đồ vật ngang tầm mắt chúng, thời gian dài dễ gây chột mắt.

    Phương pháp: Không nên treo cố định bất cứ thứ gì trên giường hoặc xe đẩy của trẻ. Có thể đưa đồ chơi trẻ cầm ở tay hoặc lắc để đùa trẻ, hoạt động này có thể hoạt động khả năng linh hoạt đối với mắt của trẻ.

    2. Ép tai của trẻ

    Nhiều người mẹ khi đưa trẻ đi ra ngoài thường đội mũ cho trẻ, tuy nhiên lúc này nên chú ý mũ bé hoặc to cho thích hợp, không nên để bề mặt mũ ép tai của trẻ. Khi trẻ ngủ cũng nên chú ý không để tai của trẻ bị gập khi ngủ. Tai của trẻ tương đối mềm, cho dù tai bị ép xuống chúng cũng không khóc kêu la, vì thế dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của tai.

    Phương pháp: Chọn mũ mềm cho trẻ, khi trẻ ngủ để tai của trẻ nằm phẳng.

    3. Trẻ ngậm núm vú khi đi ngủ

    Ban đêm nhằm tránh trẻ quá quấy thường để trẻ ngậm núm vủ để ngủ. Thời gian dài trẻ sẽ có thói quen này, dễ gây hàm ếch, trẻ mọc răng không đều.

    Phương pháp: Trẻ sau khi mọc răng, giúp trẻ từ bỏ thói quen ngậm núm vú. Người mẹ có thể chọn hình thức vỗ về, hát ru hoặc kể chuyện đi ngủ.

  • 3

    Tuổi nhi đồng: Giai đoạn điều chỉnh phần xương

    Tư thế là trọng điểm

    Cha mẹ nên chú ý trẻ của mình có phải do tư thế không chuẩn mà gây gù lưng, tổn thương xương. Vì thế ngay từ bé nên hình thành cho trẻ thói quen sinh hoạt và học tập tương đối tốt.

    Trẻ nhỏ phần nhiều thời gian nằm trên ghế sofa xem ti vi, làm bài tập ở trường dễ hình thành thói quen gù lưng, vẹo cột sống, lâu ngày tổn thương xương và gây dị dạng. Trẻ nhỏ thông thường đeo cặp lên vai, trọng lượng tương đối lớn, dễ hình thành tư thế không tốt cho trẻ. Điều này ảnh hưởng đến cả mắt và tư thế ngủ của trẻ. Vì thế từ nhỏ nên hình thành tư thế ngủ chính xác cho trẻ, yêu cầu trẻ ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực, thóp bụng.

    Thói quen vận động cũng vô cùng quan trọng

    Muốn trẻ phát triển chiều cao nên cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trước tiên nên đảm bảo giấc ngủ đầy đủ cho trẻ, kịp thời nắm bắt thời gian ngủ cho trẻ. Khích lệ trẻ hoạt động nhiều, lựa chọn các phương thức thể dục phát triển toàn diện tứ chi. Đồng thời đem lại cho trẻ môi trường cuộc sống thoải mái.

    Ngoại hình trẻ không chỉ ảnh hưởng bởi nhân tố di truyền mà còn phụ thuộc khả năng chăm sóc của người lớn sau này. Cha mẹ nên nắm bắt từng chi tiết nhỏ để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh xinh đẹp.

Comments