Cách chọn thức ăn dặm cho bé
(Giúp bạn)Xin giới thiệu cho các bà mẹ một số vấn đề cơ bản liên quan đến các loại thức ăn dặm công nghiệp dành cho trẻ.
- 1
Thế nào là thức ăn dặm công nghiệp?
Thức ăn dặm công nghiệp là thức ăn dành cho bé từ 4 tháng tuổi trở lên. Thức ăn dặm có nhiều loại, trong đó loại chính là bột dinh dưỡng. Các dạng này có nhiều mùi vị mặn ngọt khác nhau, được chế biến sẵn; nghĩa là đã được làm chín, do đó không cần nấu, chỉ cần hòa tan với nước chín ấm sẽ có ngay một bữa ăn ngon lành cho bé. Thức ăn dặm công nghiệp thường mịn đều, dễ hòa tan trong nước, giúp bé dễ nhai nuốt, tiêu hóa tốt và tạo cảm giác ngon miệng; Bà mẹ dễ dàng chế biến; Thuận tiện khi phải đi làm, đi chơi xa; Dễ dàng thay đổi mùi vị cho bé vì chủng loại đa dạng. Những ưu điểm đó giúp thức ăn dặm công nghiệp ngày càng phát triển và trở thành lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong công nghiệp chế biến thực phẩm.
Thức ăn dặm công nghiệp thông thường được chế biến phối hợp từ các loại nguyên liệu như gạo, đậu, ngũ cốc, rau quả, thịt, cá, trứng, sữa... và thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Đầy đủ dinh dưỡng với 4 nhóm đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất.
- Đầy đủ năng lượng cung cấp hàng ngày cho bé.
- Phù hợp với thói quen và khẩu vị của bé.
Ngoài ra còn có loại thực phẩm dạng hạt dành cho lứa tuổi có thể ăn lợn cợn (khi đã mọc răng); Bánh biscuit có bổ sung vitamin, calcium, DHA... thỏa mãn nhu cầu thích nhai, cắn của bé khi mọc những chiếc răng đầu tiên.
- 2
Có mấy loại thức ăn dặm?
Có 2 dạng chính: dạng bột và dạng sệt (dạng paste).
Dạng bột
1. Loại không cần bổ sung thêm. Công thức hoàn chỉnh: Thành phần dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất; Chỉ cần pha với nước chín ấm theo đúng hướng dẫn.
2. Loại cần bổ sung thêm - công thức chưa hoàn chỉnh: Cần pha thêm rau, đạm; Nhóm này được chế biến từ các ngũ cốc. Mục đích của nhà sản xuất là giúp bà mẹ có thể linh động thay đổi khẩu vị cho bé bằng cách bổ sung rau, đạm theo ý muốn.
Dạng sệt (paste)
Hiếm gặp, giá thành đắt, hạn sử dụng ngắn, khó bảo quản, dễ hư hỏng...
Ngoài ra còn có cách phân loại theo vị:
- Dạng mặn: Có vị mặn của thịt heo, bò, gà, cá, tôm, cua...
- Dạng ngọt: Có hương vị ngọt của hỗn hợp trái cây như táo, chuối, cam, vani, chocolate...
- 3
Yêu cầu dinh dưỡng
Dù phân loại theo cách nào thì thức ăn dặm công nghiệp cũng phải tuân theo các quy định của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (WHO/ FAO Codex stand 74-1981) là đầy đủ thành phần cần thiết và bảo đảm chất lượng.
Giá trị dinh dưỡng cao, thành phần và đặc tính dinh dưỡng cân đối để cùng với sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Trong đó đặc biệt quan tâm đến đạm và sắt.
Đạm: Cần phải bổ sung đầy đủ đạm để đáp ứng sự phát triển nhanh của trẻ (³ =15% tính trên trọng lượng bột khô), nhưng không cung cấp vượt quá khả năng bài tiết của thận trẻ còn non nớt.
Sắt: Có nhu cầu cao trong lứa tuổi ăn dặm, nếu không cung cấp đủ sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí óc và thể chất sau này.
Trong thực phẩm cho bé dưới 3 tuổi không bổ sung muối, chỉ có muối từ nguyên liệu.
Có đậm độ nhiệt lượng cao với độ đặc thích hợp, dễ tiêu hóa, hấp thu và phù hợp với khẩu vị, thói quen ăn uống của trẻ.
Đối với thức ăn dặm, bà mẹ cần hiểu rõ đậm độ nhiệt lượng và độ đặc. Đây là những yếu tố quan trọng và có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Thông thường, việc tăng hàm lượng chất khô cũng đồng nghĩa với tăng đậm độ nhiệt lượng, làm tăng độ đặc của bột nên trẻ sẽ rất khó ăn, khó nuốt. Còn nếu độ đặc của bột vừa phải thì hàm lượng năng lượng thấp, trong khi dung tích dạ dày của trẻ còn nhỏ, có giới hạn nên khó đáp ứng đủ năng lượng.
Lưu ý: Thức ăn dặm là thức ăn dành cho đối tượng đặc biệt là trẻ em từ 4 tháng tuổi trở lên, do đó không thể dùng những thức ăn dặm dành cho lứa tuổi lớn hơn.
- 4
Yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm
Thực phẩm không có vi sinh vật gây bệnh; Không chứa bất kỳ chất độc, chất gây hại hoặc chất có nguồn gốc vi sinh vật có nguy cơ gây hại cho sức khỏe; Không chứa phụ gia thực phẩm, chất bảo quản, hương tổng hợp, màu tổng hợp, không thêm muối...
- 5
Tư vấn lựa chọn
Các bà mẹ nên dựa vào một số điểm chính sau đây để làm cơ sở khi chọn thức ăn dặm cho trẻ:
- Nên chọn mua thực phẩm chế biến sẵn tại các siêu thị, cửa hàng, những tiệm tạp hóa bảo quản sản phẩm tốt, nơi đặt sản phẩm khô ráo, sạch sẽ; Nhiệt độ phòng vừa phải, không quá nóng, không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm; Các sản phẩm không để chồng chất lên nhau quá nhiều. Lưu ý không mua thực phẩm ở các nơi bày bán chung với các sản phẩm khác loại như xà phòng, bột giặt, mỹ phẩm, hóa chất. Nên chọn những sản phẩm có bao bì mới và còn nguyên vẹn, không bị rách, có in các hướng dẫn rõ ràng; Không bám bụi, mốc ẩm...
- Nên chọn mua những thực phẩm có nhãn hiệu quen thuộc, uy tín đã được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi. Ví dụ trong nước có các sản phẩm của những công ty như NutiFood, Vinamilk, Bích Chi, Thiên Ưng...; Sản phẩm của công ty ngoại có Nestle, Maeil, Novartis Thailand...
- Quan tâm đến các thông tin trên bao bì, chọn những thực phẩm ghi bằng tiếng Việt với chỉ định “Dành cho bé lứa tuổi ăn dặm”, “Giai đoạn tập lật”, “Giai đoạn tập ngồi”, “Thích hợp với bé từ 4 tháng trở lên”; Có hướng dẫn cách sử dụng cụ thể, rõ ràng như: Mỗi bữa ăn mấy muỗng, ngày mấy bữa, năng lượng cung cấp tương ứng v.v...
- Nếu bà mẹ thích cho bé ăn loại cần tự bổ sung rau đạm thì nên mua các loại bột ngũ cốc. Nếu thích loại đã bổ sung thì mua loại có công thức hoàn chỉnh.
- Nên mua lượng thực phẩm đủ dùng trong 1 tháng, tránh để quá lâu vì có thể hết hạn sử dụng mà không biết. Các sản phẩm nhất thiết phải còn trong hạn sử dụng. Cách xem hạn sử dụng của sản phẩm như sau:
1. Sản phẩm có hạn sử dụng 3 tháng và một số sản phẩm nước ngoài: Trên bao bì ghi dòng chữ: “Dùng tốt nhất trước” ngày... tháng... năm... Thí dụ: “Dùng tốt nhất trước 30 tháng 7 năm 2003”, như vậy sản phẩm này được sản xuất vào ngày 30/4/2003 và hết hạn sử dụng vào ngày 30/7/2003.
2. Sản phẩm có hạn sử dụng hơn 3 tháng:
Chỉ ghi hạn dùng bằng tháng, năm; Cũng có sản phẩm ghi đầy đủ ngày tháng năm và ghi thành 2 dòng:
30.7.2003 hoặc 2003.07.30
30.7.2004 hoặc 2004.07.30
Dòng trên là ngày, tháng, năm (hoặc năm, tháng, ngày) sản xuất; Dòng dưới là ngày tháng năm (hoặc năm, tháng, ngày) hết hạn sử dụng.
Nên chọn loại không chứa phụ gia thực phẩm, không chứa chất bảo quản, hương tổng hợp, màu tổng hợp, không thêm muối...
- 6
So sánh với thức ăn tự chế biến
Thuận lợi
- Mang đến sự tiện lợi cho bà mẹ, vì chỉ cần pha với nước chín ấm là có thể cho bé ăn ngay; Tiết kiệm được thời gian chuẩn bị bữa ăn cho bé; Có thể mang đi xa.
- Thành phần dinh dưỡng, năng lượng đã được tính toán sẵn, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé nếu pha đúng cách.
- Được tư vấn về cách thức cho bé ăn, cung cấp những kiến thức cơ bản cần thiết về bữa ăn cho bé.
- Dễ dàng thay đổi khẩu vị cho các bữa ăn của bé do có rất nhiều chủng loại trên thị trường.
Khó khăn
- Mùi vị kém tự nhiên hơn thức ăn tự chế biến. Mặt khác giá thành thức ăn tự chế biến có thể thấp hơn