Cách dạy con tránh bị xâm hại tình dục
(Giúp bạn)Từ tuổi mẫu giáo, con bạn đã phải biết những chỗ nào trên cơ thể không được cho người lạ động chạm vào. Bạn cũng cần dạy trẻ cách cự tuyệt khi có những dấu hiệu nguy hiểm.
Bà Phạm Quế Anh, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe gia đình và phát triển cộng đồng (CEFACOM), cho biết, để tránh tai họa cho con, cần dạy cho trẻ - cả bé trai và bé gái - cách nhận diện những kẻ xâm hại và thoát khỏi chúng.
- 1
Nói với trẻ ai có thể là yêu râu xanh
Bạn cho con biết rằng có những người lớn không tốt, thường tìm cách dụ dỗ để làm hại trẻ con. Đó có thể là bất cứ ai, cả người quen lẫn người lạ, người hoc vấn cao và thấp, đàn ông và phụ nữ, trẻ hay già. Phần lớn kẻ xâm hại là người mà trẻ quen biết hoặc tin tưởng như khách quen của gia đình, hàng xóm, anh chị hoặc bạn lớn tuổi, thậm chí cả họ hàng thân thích.
- 2
Nói với trẻ sự việc có thể xảy ra như thế nào
Bà Phạm Quế Anh, phụ trách phòng tư vấn, cho biết sẽ mở các lớp tập huấn về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho những phụ huynh có nhu cầu.
Thông thường, kẻ xâm hại áp dụng một quá trình làm quen và dụ dỗ. Trước hết, hắn tìm cơ hội để có thể tiếp cận với trẻ như ở trường, sân chơi, nhà hàng xóm hoặc tại chính nhà của trẻ. Bước tiếp theo là kết thân bằng cách giúp đỡ học tập, chăm sóc, tặng quà, kẹo bánh..., rồi có thể đến nhà, xin phép bố mẹ cho trẻ đi chơi.Tiếp theo, vào những lúc vắng vẻ, kẻ xâm hại bắt đầu thử đụng chạm, sờ mó trẻ, nếu bị từ chối hay bỏ đi thì sẽ ngừng. Nếu em bé không từ chối (thường do yêu mến nên hoang mang không biết cư xử ra sao), hành vi đồi bại sẽ được tiếp tục.
- 3
Dạy trẻ cách phản ứng
Trước hết, bạn nên cho con biết rằng trên cơ thể bé có những điểm kín đáo mà không ai được phép đụng chạm vào, trừ người thân khi làm vệ sinh cho bé. Nếu có ai chạm vào, nhất là khi không có người khác bên cạnh, thì đó là hành vi xấu chứ không phải thể hiện tình yêu thương.
Khi bị đụng chạm, trẻ thường bối rối không biết có nên từ chối người mình yêu mến không. Và dù chưa hiểu hết, chúng cũng nghĩ rằng không nên nói với ai, và dần thích nghi. Vì vậy, bạn cần dạy con quy tắc: Phản đối - bỏ đi - kể lại.
Nói với con rằng, nếu có ai tìm cách đụng chạm vào những nơi nhạy cảm, cần phản đối một cách kiên quyết. Trong những tình huống khẩn cấp, có thể làm bất cứ điều gì để được an toàn như gào to, kêu khóc, cắn... và bỏ đi ngay để thoát thân.
Thường kẻ xâm hại thường đe dọa hoặc mua chuộc để bắt nạn nhân giữ bí mật; hoặc chính trẻ không dám nói vì nghĩ mình có lỗi. Vì vậy, bạn hãy nói với con rằng nếu sự việc xảy ra thì đó không phải là lỗi của bé, và bé không phải sợ bị kẻ kia làm hại nếu nói ra, bởi đã có bố mẹ bảo vệ, và bởi kẻ làm việc xấu luôn sợ người tốt.
Cha mẹ cần khuyến khích trẻ kể lại những hành vi hơi khác thường mà người lớn làm với chúng để kịp thời nhận ra các dấu hiệu nguy cơ cho con. Muốn vậy, bạn cần phải thực sự gần gũi trẻ, lắng nghe, hỏi chuyện về cuộc sống của con hằng ngày.
Yêu râu xanh thường lựa chọn những em bé nhút nhát, tự ti, ít bạn bè. Vì vậy, để bảo vệ con, bạn cần dạy trẻ biết tự tin, quý trọng bản thân, không quá tôn sùng người lớn, người lớn bảo gì cũng nghe lời