Cách dạy trẻ giỏi, ngoan
(Giúp bạn)Trẻ cần cha mẹ chỉ bảo và hướng dẫn để tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh. Để con giỏi và ngoan, cha mẹ cần lưu ý:
- 1
Yêu thương vô điều kiện
Hãy ghi nhớ lý do vì sao bạn sinh con ra. Đồng ý với con thường xuyên nhất có thể. Hãy tự nhắc nhở bản thân rằng bạn không phải là ông/bà sếp khó tính của con. Bạn là bậc cha mẹ tràn đầy yêu thương và sự dạy dỗ.
Xây dựng mối quan hệ vững chắc cùng con là cơ sở tạo dựng niềm tin ở trẻ.
- 2
Xây dựng mối quan hệ vững chắc dựa trên niềm tin
Nền tảng của mọi kỷ luật là một mối quan hệ vững chắc. Hãy xây dựng một mối quan hệ như vậy với con bạn ngay từ khi trẻ mới sinh ra. Thực sự hiểu con mình sẽ giúp bạn thấy được việc đưa trẻ vào khuôn phép trở nên dễ dàng hơn. Mối quan hệ này có thể bắt đầu ngay từ lúc trẻ ra đời bằng cách cho trẻ bú sữa mẹ (hãy ôm ấp, nựng nịu con ngay cả khi không cho trẻ bú), dỗ dành ngay khi con khóc, thường xuyên bế và chơi với trẻ.
- 3
Tôn trọng trẻ
Hãy nhớ những gì bạn làm với con bây giờ sẽ là những gì con bạn sẽ làm với bạn về sau. Điều này áp dụng cho cả những điều bạn nói và cách bạn truyền đạt cho con. Nếu không muốn con nói “Bố/mẹ tránh ra!” khi bạn làm vướng đường trẻ, thì hãy nói “Con làm ơn tránh đường cho bố/mẹ với” một cách lịch sự và tôn trọng trẻ. Đừng quát lên với trẻ nếu như bạn không muốn trẻ cũng sẽ quát lên với mình. Tôn trọng con không chỉ dạy cho con biết tôn trọng người khác, mà còn giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng. Đừng làm trẻ xấu mặt ở nơi công cộng, thay vào đó, đưa trẻ tới một góc riêng tư và giải thích tại sao hành động của con là chưa được. Hãy để trẻ tự làm những việc trong mức độ có thể của trẻ, miễn là đảm bảo sự an toàn. Và tránh dùng những từ ngữ như là “cứng đầu”, “hư hỏng”,…
- 4
Nghĩ trước khi hành động
Hãy nghĩ một lúc trước khi bạn phản ứng với bất kì thái độ hay yêu cầu nào của con. Nhớ rằng bạn phải nhất quán và kiên định một khi đã nói ra một quyết định đối với trẻ. Bạn có thể nói “Để bố/mẹ nghĩ thêm” nếu như bạn chưa chắc về điều gì đó.
Hãy biết chấp nhận những cảm xúc của con.
- 5
Chấp nhận những cảm xúc của con
Nhiều khi trẻ bị ức chế bởi những cảm xúc mạnh mẽ của các em không được bố mẹ hiểu. Hãy để cho con biết rằng bạn luôn hiểu và chấp nhận những cảm xúc của con. Chấp nhận cảm xúc của trẻ nghĩa là làm cho con thấy thoải mái và an toàn với những cảm xúc thật của mình, chấp nhận chúng và tìm cách để điều khiển chúng một cách tốt hơn. Thử nghĩ xem, đã bao nhiêu lần bạn tự nhủ với bản thân “đừng khóc” hoặc “không nên buồn, mình sẽ gặp lại (ai đó) sớm thôi”. Tất cả những suy nghĩ đó có mục đích tốt là giúp kiềm chế cảm xúc, nhưng đối với trẻ em, điều này gây ra nhiều ức chế.
- 6
Giải thích cặn kẽ
Trẻ con hiểu nhiều hơn bạn nghĩ, và bạn nên nói chuyện lí lẽ với con hơn là cứ đặt ra những yêu cầu. Nhớ rằng, bạn không nên bảo con phải làm gì mà là giúp con biết con phải làm gì.
- 7
Tạo điều kiện cho những hành vi tốt của trẻ
Các tình huống trong cuộc sống có thể khuyến khích những hành vi tốt hay xấu. Nơi ở, tiếng ồn, thời gian, đói, mệt đều có thể ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Sắp xếp một thời gian, địa điểm chơi bất hợp lý cho con như lúc con đói, hay mệt chỉ làm cho con bạn khó chịu và bực bội.
- 8
Sự nhất quán của cả bố và mẹ
Sự hiện diện và nhất quán của cả hai bố mẹ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Bố mẹ tâm đầu ý hợp giúp làm giảm những vướng mắc và khuyến khích những hành vi tốt ở trẻ
- 9
Tìm thấy niềm vui ở con
Bạn được cuộc sống trao tặng một món quà – con bạn! Giữa những bộn bề của cuộc sống, đôi khi chúng ta quên mất rằng niềm vui đến từ những đứa con của mình. Hãy làm cho thời gian bên nhau của bạn và con thật đặc biệt. Đọc sách, chơi đồ hàng, vẽ, làm mặt hề, đi công viên với con, để con giúp đỡ bạn… và đừng phiền lòng nếu con bày bừa!