Cách giảm nghén cho bà bầu
(Giúp bạn)Có tới 90% phụ nữ trong giai đoạn mang thai phải chịu đựng cảm giác khó chịu do ốm nghén hoành hành. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn ốm nghén một cách dễ dàng.
- 1
Điều chỉnh chế độ ăn
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi phát triển tương đối chậm và không đòi hỏi quá nhiều về nhu cầu dinh dưỡng. Chính vì vậy, ở giai đoạn này, các bà mẹ có thể ăn những món mà mình thích và cũng có thể lựa chọn đồ ăn nhẹ vào bất cứ lúc nào để dạ dầy không ở trong tình trạng trống rỗng.
Tuy nhiên, có một vấn đề mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải, đó chính là hiện tượng buồn nôn khiến cơ thể vô cùng khó chịu. Các chuyên gia sức khỏe đã đưa ra lời khuyên cho các mẹ bầu để hạn chế phiền toái này, đó chính là việc điều chỉnh chế độ ăn. Bà bầu có thể ăn những thức ăn nhẹ giàu protein. Ngoài ra, thức ăn có vị chua, khoai tây… rất giàu vitamin và có tác dụng chống nôn vô cùng hiệu quả.
- 2
Giải tỏa tâm lý
Để tâm lý thư giãn, thoải mái là điều rất quan trọng khi mang thai. Nếu áp lực tâm lý quá lớn thì phản ứng ốm nghén sẽ càng nặng hơn. Nghén khi mang thai là hiện tượng hết sức bình thường, chính vì thế, khi thấy mình có hiện tượng nghén, cơ thể khó chịu thì các mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng và căng thẳng.
Hãy chia sẻ cảm giác của mình với chồng để giải tỏa tâm lý. Nếu tình trạng ốm nghén quá mức, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có lời khuyên khoa học nhất.
- 3
Chăm tập thể dục
Bạn đừng nghĩ rằng, khi mang thai rồi là không cần tập thể dục. Thực tế, vận động nhẹ sẽ giúp giảm hiện tượng ốm nghén và tăng cường thể lực cho phụ nữ mang thai. Nếu lười vận động, bạn sẽ chỉ cảm thấy ốm nghén nhiều hơn, cơ thể mệt mỏi hơn.
Khi lựa chọn những hoạt động thể dục, bạn cũng cần phải chú ý lựa chọn các động tác nhẹ nhàng như đi bộ thư giãn để giúp cải thiện tâm trạng và giúp cơ thể nhanh nhẹn hơn.
- 4
Điều trị bằng thuốc
Một số bà bầu gặp hiện tượng ốm nghén khá nghiêm trọng như không thể ăn bất cứ thức ăn gì khiến bào thai bị thiếu dinh dưỡng. Lúc này, bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn nếu cơn nghén ảnh hưởng nặng đến thể trạng như không thể giữ nổi đồ ăn và thức uống trong bụng. Tình trạng này có thể khiến cơ thể kiệt sức. Ở mức độ nặng hơn, rất có thể bạn cần phải uống thuốc điều trị. Tất nhiên việc này sẽ không gây hại đến cơ thể bạn và thường sẽ chấm dứt khi em bé ra đời.