Cách giúp con phòng tránh bệnh đường hô hấp khi thời tiết thay đổi

14:25 14/04/2015

(Giúp bạn)Khi thời tiết thay đổi, nhiều người, nhất là người già và trẻ em hay bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Làm thế nào để phòng tránh bệnh an toàn và hiệu quả lúc giao mùa?

Viêm mũi dị ứng

- Mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc với vật nuôi như chó, mèo trong nhà.

- Mẹ nên giặt giũ thường xuyên chăn, ga, gối cho bé. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh nấm mốc.

- Không cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá.

- Dạy bé cách đánh răng ngày 2 lần là buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi ngủ dậy.

- Giữ ấm cho bé khi trời lạnh và không để bé bị nóng quá lúc trời ấm lên

Cảm cúm

- Mẹ cần mặc ấm cho trẻ, chú ý phần cổ, tay, chân.

- Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể thao để có cơ hội hít thở không khí trong lành, tăng cường trao đổi chất.

- Giữ không khí trong nhà luôn thoáng mát, không ẩm mốc.

- Đối với trẻ những tháng đầu đời thì hãy cho con bú sữa mẹ. Trẻ bắt đầu ăn dặm được thì nên bổ sung nhiều rau, hoa quả và cho trẻ ăn chín.

- Chú ý tới giấc ngủ của trẻ. Hãy đảm bảo trẻ ngủ trong môi trường thoáng gió và thoải mái.

Viêm phế quản

- Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vào ban đêm.

- Chú ý chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều nước và rau tươi. Trẻ bị viêm phế quản thường tiêu hóa kém nên cơ thể không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, vì thế, khi nấu thức ăn cho trẻ, người lớn nên chia thành nhiều bữa nhỏ và nấu dạng lỏng để trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn.

- Nếu trong quá trình điều trị mà trẻ xuất hiện nhiều đờm,người lớn nên khuyên trẻ nhổ ra ngoài chứ không được nuốt. Nên để trẻ nằm nghiêng để dễ thở và cũng thuận lợi cho quá trình đào thải các chất nhầy trong cơ thể.

Người lớn nên chú ý, tuyệt đối không nhiệt độ cơ thể trẻ lên quá 38,5 độ. Khi con sốt cao, hãy kịp thời hạ sốt, lấy nước mát để làm dịu cơ thể và cho trẻ mặc đồ thoáng.

- Để trẻ nằm phòng thoáng, đủ ánh sáng và duy trì độ ẩm nhất định giúp trẻ không gặp khó khăn khi hô hấp.

- Đặc biệt, khi trong nhà có trẻ bị viêm phế quản thì người lớn tuyệt đối không được hút thuốc vì điều này gây bất lợi cho quá trình điều trị bệnh.

Làm gì để trẻ tăng cường sức đề kháng - phòng bệnh đường hô hấp ở trẻ?

- Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng Quốc gia.

- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, vệ sinh mỗi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.

- Tránh nhiễm lạnh cho trẻ bằng cách không cho trẻ ăn uống đồ quá lạnh.

- Không hút thuốc lá và giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.

- Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh.

- Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.

Theo bác sĩ Nguyễn Thúy Lan chia sẻ trên VOV, để tăng cường sức đề kháng của trẻ, BS Khuyên: Với các cháu đang bú mẹ, cần tăng cường cho trẻ bú đầy đủ cả ngày lẫn đêm. Đối với các cháu lớn hơn (các cháu độ tuổi ăn bột, cháo),  phải đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ 4 chất dinh dưỡng: đạm, tinh bột, dầu ăn, các vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, nếu trời nóng phải bổ sung thêm nước cho các cháu, uống nước lọc và nước hoa quả”.

Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ phải chú ýi tiêm chủng cho các cháu một cách đầy đủ. Điều này có thể giúp cho trẻ tránh được những bệnh lây nhiễm. Phần lớn những trẻ bị bệnh là do thiếu vi chất và không tiêm phòng đầy đủ.

Tham khảo thuốc: Acetaminophen 250mg

Acetaminophen được dùng để làm giảm tạm thời sốt, nhức và đau do cảm lạnh thông thường và các nhiễm virus khác. Thuốc cũng được dùng để giảm đau đầu, đau lưng, đau rǎng, nhức cơ và thống kinh.

Tiến Khê

Nên đọc
-1 4 điểm quan trọng về viêm phổi ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết
-2 Phòng cơn hen ở trẻ em
-3 Cách giúp mẹ có nhiều sữa
-4 Bé chậm mọc răng, nguyên nhân do đâu?

Theo GDVN

Comments