Cách giúp trẻ bớt đau khi bị viêm tai

14:36 14/04/2015

(Giúp bạn)Bệnh viêm tai ở trẻ là tình trạng gây đau trong tai , sốt và một số vấn đề về thính giác.

Cha mẹ nên làm gì cho trẻ bớt đau khi bị viêm tai?

PhunuOnline dẫn tin theo Healthmeup.com, viêm tai là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tai bị đau nhức. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em. Số liệu thống kê từ nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 70% trẻ em phải đối mặt với tình trạng viêm nhiễm ở tai ít nhất 1 lần trong 3 năm đầu đời.

Những cơn đau do viêm tai rất khó chịu, chúng khiến trẻ luôn bị đau nhức, dễ cáu gắt, quấy khóc. Để làm dịu các cơn đau do viêm tai gây ra cho trẻ, bạn có thể áp dụng một số bí quyết dưới đây.

1. Đắp gạc ấm

Dùng một chiếc khăn mềm ngâm vào nước ấm rồi vắt ráo nước và đặt vào vùng tai đang bị viêm. Khăn ấm sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

2. Bổ sung thêm nước

Khi trẻ bị đau do viêm tai, bạn nên cho chúng uống nước thường xuyên. Động tác uống và nuốt nước có thể làm vòi nhĩ (phần ống nối giữa hòm tai và họng mũi) mở to ra. Nhờ đó, phần dịch lỏng đang tích tụ trong tai sẽ chảy xuống họng, làm cơn đau giảm nhẹ đi.

3. Dùng thuốc nhỏ tai

Thuốc nhỏ tai là một trong những lựa chọn hiệu quả trong việc làm giảm cơn đau ở tai cho trẻ em. Nước muối sinh lý sẽ giúp làm sạch vùng tai đang bị viêm mà lại an toàn, không gây hại cho tai. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhỏ thêm một vài giọt dầu ô-liu để làm mềm da trước khi tiến hành vệ sinh, lau rửa tai cho bé.

4. Kê cao đầu khi trẻ nằm

Hãy kê cao phần đầu của trẻ khi chúng nằm. Đây là cách giúp làm giảm áp lực trong tai. Nhờ đó, cơn đau cũng sẽ dịu lại.

5. Khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng

Phần lớn các trường hợp viêm tai đều sẽ tự khỏi trong vài ngày nếu chúng không liên quan đến các căn bệnh nguy hiểm khác. Nếu tình trạng viêm tai kéo dài hơn 1 tuần, bạn cần đưa bé đến khám tại những cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

-1

Nhận biết trẻ bị viêm tai

Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Nhi đồng 2 dịch từ nguồn Uptodate, bệnh viêm tai là tình trạng gây đau trong tai , sốt và một số vấn đề về thính giác. Viêm tai giữa rất phổ biến ở trẻ em. Viêm tai thường xảy ra ở trẻ em sau khi bé bị nhiễm lạnh. Mủ có thể hình thành ở phần giữa của tai, phía sau màng nhĩ.

Mủ này có thể bị nhiễm trùng và ép vào màng nhĩ, làm cho màng nhĩ phồng có thể làm giảm thính lực và đôi khi có thể dẫn đến các vấn đề với ngôn ngữ và khả năng nói.

Các triệu chứng của viêm tai?

Ở  trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các triệu chứng bao gồm:

-         Sốt cao

-         Trở nên cáu gắt hơn hoặc kém năng động hơn bình thường

-         Biếng ăn hoặc ăn ít

-         Ói mửa hay tiêu chảy

Ở trẻ lớn hơn, thường bao gồm các triệu chứng đau tai hoặc mất thính lực tạm thời.

Làm thế nào để biết trẻ có bị viêm tai?

Nếu nghi ngờ con bạn bị viêm tai, hãy đưa  trẻ đến bệnh viện có chuyên khoa Tai – Mũi  - Họng.  Bác sĩ  sẽ thăm khám, hỏi triệu chứng và tiến hành soi tai  và cho bạn biết liệu con của bạn bị viêm tai hay không.

Làm thế nào điều trị nhiễm trùng tai?

Các bác sĩ có thể điều trị viêm tai với thuốc kháng sinh. Những loại thuốc này tiêu diệt vi khuẩn là tác nhân gây ra một số bệnh nhiễm trùng tai. Nhưng các bác sĩ không phải lúc nào chỉ định những loại thuốc này ngay lập tức.

Một số bệnh viêm tai do virus là tác nhân - không phải vi khuẩn - thuốc kháng sinh không thể diệt virus được. Thêm vào đó, nhiều trẻ em có thể vượt qua bệnh nhiễm trùng tai mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh

Đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi, bác sĩ đôi khi cân nhắc việc chỉ định  thuốc kháng sinh. Bác sĩ có thể đề nghị theo dõi  các triệu chứng của trẻ trong một hoặc hai ngày trước khi quyết định sử dụng thuốc kháng sinh để liệu xem:

-         Tổng quan, sức khỏe của bé  tốt

-         Những cơn đau và sốt không nghiêm trọng

-         Thăm khám tai không thấy biểu hiện nhiễm trùng tai

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

-  Sau 1-2 ngày theo dõi các triệu chứng của bé, nếu những cơn đau và sốt không  giảm.

-  Sau 2 ngày, nếu con bạn uống thuốc kháng sinh và triệu chứng không được cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn.

- Nếu mủ tai vẫn không hết, bác sĩ có thể đề nghị thêm điều trị để giúp dẫn lưu mủ. Điều này liên quan đến một phẫu thuật, bác sĩ đặt một ống nhỏ ở màng nhĩ.

Có thể làm giảm số lần viêm tai giữa mắc phải của trẻ được không?

Nếu con của bạn bị viêm tai mãn tính, hãy hỏi bác sĩ những gì bạn có thể làm để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lặp lại. Các bác sĩ có thể đề nghị con bạn :

-         Dùng kháng sinh mỗi ngày  kéo dài nhiều tháng nhất định trong năm

-         Phẫu thuật để đặt một ống nhỏ ở màng nhĩ

-         Tiêm vắc xin định kỳ.

Thuốc tham khảo: Natri clorid 0,9%

- Nhỏ mắt hoặc rửa mắt, chống kích ứng mắt và sát trùng nhẹ.
- Trị nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi do dị ứng.
- Đặc biệt dùng được cho trẻ sơ sinh.

Thùy Linh

Nên đọc
-2 Nhận biết trẻ bị viêm tai giữa cấp
-3 Bệnh viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy
-4 Viêm tai ngoài ác tính
-5 Trẻ giảm nguy cơ viêm xoang, viêm tai nhờ bú sữa mẹ

Theo GDVN

Comments