Cách phân chia phòng cho những đứa trẻ khác tính cách

11:58 11/02/2014

(Giúp bạn)Đương nhiên, khi bắt đầu tuổi lớn, các bé sẽ rất thích thể hiện mình. Căn phòng và nếp sinh hoạt cũng phải chiều theo sở thích của bản thân. Bé thì thích màu hồng, yểu điệu, bé lại thích thể thao hay bé muốn được ngồi chỗ này, chỗ kia… Thật là một bài toán khó đối với bậc cha mẹ. Bạn phải thật khéo léo và công bằng mới khiến cho 2 bé không nổ ra những cuộc "chiến tranh" bảo vệ lãnh thổ.

  • 1

    Phân chia "lãnh thổ"

    Hãy khéo léo chia ra làm 2 khu vực phù hợp với từng bé. Mỗi khu vực có thể sơn màu hay trang trí những thứ mà các bé thích. Nếu cả hai vẫn còn chưa “phục” hãy giải thích lý do tại sao bạn chọn chỗ này cho bé này và chỗ kia cho bé còn lại. Bạn cũng phải dạy bé rằng, đôi khi phải biết nhường nhịn vì mỗi nơi đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng.

  • 2

    Tôn trọng sở thích

    Đôi khi bé có những sở thích và thiên hướng không vừa ý bạn. Nhưng đó là chuyện bình thường trong cuộc sống. Bé có những cá tính riêng, định hướng riêng. Bạn chỉ nên can thiệp khi nét riêng đó đi theo chiều hướng xáu như bạo lực, dối trá... Còn không, hãy để bé phát huy thế mạnh của mình. Bạn không thể buộc một cô bé thích múa phải học vẽ, đàn hát và ngược lại.

    cach-phan-chia-phong-cho-nhung-dua-tre-khac-tinh-cach-1

  • 3

    Dung hòa các bé

    Các cô bé cậu bé của bạn có thể có cá tính mạnh, nhưng vẫn là anh chị em một nhà. Bạn hãy dạy bọn trẻ cách yêu thương và nhường nhịn nhau cũng như tạo một khoảng không gian chung cho 2 bé. Dẫu sao, chúng vẫn là trẻ con và chúng thích chơi đồ chơi, thích được xem những bộ phim hoạt hình.

    Sự yêu thương trong gia đình sẽ giúp các bé cảm nhận mối liên kết gắn bó và nhờ vậy, bớt đi những xung đột nảy lửa.

    Bố mẹ cũng phải thật công bằng, không bênh bên nào thì cuộc sống của hai bé chung phòng mới thực sự hòa thuận.

  • 4

    Nêu gương

    Tuổi thơ của các bé sẽ không thể vắng bóng những cãi vã hay tranh luận giữa các anh chị em. Cũng chính điều đó làm nên sự gắn kết và hiểu nhau hơn khi các con lớn lên. Lẽ dĩ nhiên, bạn không thể cấm các con phải giữ yên bình cả ngày vì tuổi nhỏ là tuổi của sự sôi động.

    Cho dù các con gần bằng tuổi nhau hay cách nhau 5-7 tuổi thì xích mích là tất yếu. Ngoài việc dạy con nhường nhịn nhau trong các tình huống, hai bạn cũng phải làm gương cho bé thấy. Ngoài ra, những câu chuyện kể, bộ phim dành cho trẻ thơ hay bạn bè của con cũng là tấm gương để giúp con nhận ra đúng, sai. Tuy nhiên, tuyệt đối tránh so sánh bé với bạn bè và hạ bệ một ai đó.

    Bạn hãy thật tinh tế giúp con có một tuổi thơ thật đẹp và giàu tình cảm.

Comments