Cách phòng chống hăm tã cho bé trong mùa đông
(Giúp bạn)Mùa đông, nhiệt độ thấp, làn da mỏng manh của bé cần được giữ ấm để chống lại cái lạnh của môi trường. Nhưng các mẹ có biết, nguy cơ hăm tã cho bé yêu cũng tăng cao vào mùa này hay không? Hãy cùng tìm hiểu các mẹ nhé.
- 1Mùa đông, trời lạnh nhưng bé vẫn bị hăm tãHẳn mẹ nào cũng biết, những lúc trời nóng hay ẩm ướt là môi trường “thù địch” với làn da bé, thuận lợi cho hăm tã phát triển. Nhưng vào mùa đông, khí hậu khô lạnh, mẹ cũng không thể lơ là với hăm tã “đáng ghét”.Làn da của bé yêu vốn rất mỏng manh, mỏng 5 lần so với da người lớn, các cơ chế bảo vệ của da bé rất non yếu cũng như rất nhạy cảm với các tác nhân kích ứng từ bên ngoài. Vào mùa đông, không khí khô lạnh, da bé dễ bị khô, lớp bã nhờn tự nhiên của da giảm, nên da bé càng dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài. Có nhiều phụ huynh, vì sợ bé bị nhiễm lạnh nên thường vội vàng quấn tã cho bé sau khi tắm rửa hay vệ sinh. Nhưng các mẹ có biết, nếu không chú ý lau khô cho bé trước khi quấn tã, da bé ẩm ướt khi ủ trong tã, tiếp tục tiếp xúc với phân, nước tiểu sẽ là môi trường thuận lợi cho hăm tã phát triển.Ngoài ra, khi trời lạnh, mẹ thường chọn tã dầy để hạn chế thay tã, giữ ấm cho bé. Nhưng chất liệu tã dầy, thô ráp này sẽ dễ làm da bé bị trầy xướt, tạo điều kiện cho hăm tã tấn công. Mẹ quấn tã lâu và ít khi kiểm tra tã cho bé vì sợ lạnh, nhưng chính điều này lại tạo điều kiện cho các enzyme có trong phân, nước tiểu tiếp xúc lâu với da bé, gấy kích ứng và làm tổn thương bề mặt da bé, gây hăm tã nặng mà mẹ không để ý thấy…Vì vậy, mẹ ơi, vào mùa đông, nguy cơ hăm tã tăng cao không kém gì mùa hè ẩm ướt. Mẹ đừng chủ quan, lơ là để hăm tã có cơ hội tấn công làn da bé yêu.
- 2Phương pháp toàn diện phòng chống hăm tã mùa đông- Sau khi tìm hiểu các nguyên nhân trên, từ đó, chúng ta có thể dễ dàng rút ra các biện pháp phòng chống hăm tã toàn diện, mẹ chỉ cần theo đúng các bước sau:- Sử dụng tã giấy có lớp thấm hút tốt, an toàn, mềm mại, không gây trầy xước da bé; chọn tã có kích cỡ phù hợp cơ thể bé và nên mặc vừa vặn hoặc rộng hơn một chút để vùng quấn tã được thông thoáng.- Thay tã thường xuyên dù trời lạnh để da bé không phải tiếp xúc với các enzyme gây kích ứng có trong phân, nước tiểu trong thời gian quá lâu.- Sau khi tắm hoặc cho mỗi lần thay tã, bố mẹ nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau thật khô da bé bằng bông mềm để tránh trầy xướt và bôi thuốc mỡ cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục bé và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy.Vì nguyên nhân chủ yếu gây hăm cho bé là do làn da vốn đã mỏng manh, thiếu chất bã nhờn của bé lại phải thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân kích ứng từ môi trường bên ngoài. Hiểu đúng điều này, mẹ chỉ cần chủ động tạo “lớp màng bảo vệ” còn thiếu cho da bé bằng cách bôi thuốc chống hăm là sẽ ngăn chặn được sự xâm nhập của các tác nhân “kích ứng” đáng ghét này ngay. Có nhiều loại thuốc chống hăm nhưng các nghiên cứu khoa học đã khuyến cáo, thuốc mỡ chính là chế phẩm hiệu quả nhất trong việc hình thành lớp màng bảo vệ hiệu quả này. Thuốc mỡ có dạng bào chế nước trong dầu nhưng ở một tỉ lệ thích hợp, rất khó tan trong nước giúp cho thuốc mỡ lưu lại lâu trên da, tạo thành một lớp màng ngăn cách hiệu quả, vừa ngăn chặn không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, nhẹ nhàng bảo vệ làn da bé khỏi chứng hăm tã, vừa rất dễ bôi rửa nên không sợ gây trầy xước da bé khi vệ sinh.Chống hăm tã vào mùa đông không hề khó, chỉ cần mẹ chú ý theo dõi và chủ động phòng ngừa bằng cách bôi thuốc chống hăm là có thể làm cho hăm tã tránh xa làn da của con yêu.