Cách phòng chống hăm tã cho trẻ vào mùa lạnh

14:25 14/04/2015

(Giúp bạn)Hăm tã ở trẻ không chỉ xảy ra khi thời tiết nóng nực mà mùa lạnh trẻ cũng khó tránh khỏi nếu người lớn lơ là. Làm sao để khắc phục tình trạng này?

Mùa đông nhưng trẻ vẫn có thể bị hăm tã

Theo Sức khỏe và Đời sống, làn da của bé yêu vốn rất mỏng manh, mỏng 5 lần so với da người lớn, các cơ chế bảo vệ của da bé rất non yếu cũng như rất nhạy cảm với các tác nhân kích ứng từ bên ngoài. Vào mùa đông, không khí khô lạnh, da bé dễ bị khô, lớp bã nhờn tự nhiên của da giảm, nên da bé càng dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài.

Có nhiều phụ huynh, vì sợ bé bị nhiễm lạnh nên thường vội vàng quấn tã cho bé sau khi tắm rửa hay vệ sinh. Nhưng các mẹ có biết, nếu không chú ý lau khô cho bé trước khi quấn tã, da bé ẩm ướt khi ủ trong tã, tiếp tục tiếp xúc với phân, nước tiểu sẽ là môi trường thuận lợi cho hăm tã phát triển.

Ngoài ra, khi trời lạnh, mẹ thường chọn tã dầy để hạn chế thay tã, giữ ấm cho bé. Nhưng chất liệu tã dầy, thô ráp này sẽ dễ làm da bé bị trầy xướt, tạo điều kiện cho hăm tã tấn công.

Mẹ quấn tã lâu và ít khi kiểm tra tã cho bé vì sợ lạnh, nhưng chính điều này lại tạo điều kiện cho các enzyme có trong phân, nước tiểu tiếp xúc lâu với da bé, gấy kích ứng và làm tổn thương bề mặt da bé, gây hăm tã nặng mà mẹ không để ý thấy.

Phương pháp phòng chống hăm tã mùa đông

Thay tã thường xuyên

Theo Khám phá, mẹ nên thay tã thường xuyên và đúng giờ cho bé, không nên kéo dài thời gian mặc tã dù tã bé chưa đầy. Rất nhiều mẹ có con nhỏ chủ quan vì nghĩ tã bé chưa đầy không cần thay nên cứ để bé đến khi bé khó chịu khóc ré lên.

Thay đổi nhãn hiệu sử dụng

Đôi khi những nhãn hiểu bỉm hoặc tã giấy mà mẹ sử dụng có thể gây ra một số vấn đề cho trẻ. Trong trường hợp đó, mẹ cần thay đổi ngay nhãn hiệu và dùng thử trong một thời gian và quan sát xem có có bị làm sao không.

Chỉ nên dùng tã vải cho trẻ sơ sinh

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tã vải, tã giấy thấm hút. Tuy nhiên, cách chống hăm cho bé sơ sinh tốt nhất là chỉ sử dụng tã vải. Vì tã vải thường mền mại, không có hóa chất, thông thoáng rất an toàn cho dàn da còn non của bé. Các bà mẹ hãy lực chọn loại tã có chất liệu 100% cotton tự nhiên. Tã vải thấm hút mồ hôi tốt, bề mặt tã thoáng khí, nhanh khô, tạo cho bé cảm giác thoải mái, an toàn.

Vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay tã

Khi thay bỉm hoặc tã cho bé, bạn nên làm vệ sinh cho bé, lau thật khô và thoa thuốc chống hăm cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục trẻ và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy.

Nếu bé đi đại tiện, hãy dùng giấy vệ sinh loại thật mềm, chuyên dụng để lau sạch phần bên ngoài. Sau đó dùng nước ấm và một chút sữa tắm bé để vệ sinh cho bé. Dùng khăn khô thấm sạch nước cho bé.

Mẹ có thể phòng ngừa hăm da cho trẻ bằng cách giữ cho vùng mặc tã thật sạch sẽ, khô – mát. Cần thay tã, bỉm cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ tiểu, đại tiện. Lúc thay tã cần lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm và để cho da trẻ khô hẳn rồi mới mặc tã mới vào.

Chú ý đến quần áo và nước xả vải

Nhiều bé có làn da nhạy cả, mẹ nên chú ý đến các loại nước xả đang dùng cho quần áo bé mặc. Có loại nước xả dùng riêng cho quần áo trẻ sơ sinh nhưng vẫn có khả năng gây kích ứng da, gây hăm vì thành phần hóa học có trong nước xả vải.

Khi thấy con bị hăm, mẹ hãy tạm ngưng dùng nước xả vải, nên ngừng dùng trong một thời gian ngắn để đảm bảo sự an toàn cho làn da bé.

Bôi thuốc mỡ chống hăm

Trong phương pháp phòng ngừa hăm tã ở trẻ, thuốc mỡ được cho là thích hợp và hiệu quả. Thuốc mỡ với đặc tính là dầu trong nước nên có khả năng lưu bám lâu trên bề mặt da bé và không thấm nước, tạo ra lớp màng bảo vệ ngăn cách các enzyme từ chất thải “tấn công” da bé.

Với đặc tính bôi trơn, thuốc mỡ không chỉ làm giảm lực ma sát do tiếp xúc giữa da bé và tã giấy mà còn dễ bôi rửa giúp hạn chế việc gây tổn thương cho làn da nhạy cảm của bé.

Tham khảo thuốc: Dexpanthenol

Dùng cho các tổn thương da ở lớp nông như: vết trợt, phỏng,vết thương vô trùng sau phẫu thuật, các mảng ghép da chậm lành,phỏng nắng.

Tiến Khê

Nên đọc
-1 Xử lý thế nào khi thai già tháng
-2 Làm gì khi biết mang song thai?
-3 Những thắc mắc của mẹ bầu khi mang song thai
-4 Làm thế nào để dạy con mà không cần đánh?

Theo GDVN

Comments