Cách xử lý với chứng đau và tê ngón tay khi bầu bí

16:26 10/02/2014

(Giúp bạn)Cảm giác đau thường tập trung ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và một nửa ngón đeo nhẫn. Thật may là không phải tất cả các thai phụ đều bị chứng này và đa phần các trường hợp gặp phải cũng chỉ đau nhẹ và nhất thời.

  • 1

    Tại sao tôi thường cảm thấy tê và đau các ngón tay?

    Đau và tê ngón tay, bàn tay, giống như cảm giác kim châm thường gặp phải khi chân tay để yên quá lâu và chủ yếu là do hội chứng nghẽn rãnh cổ tay (carpal tunnel: các dây thần kinh ở cổ tay bị dồn nén quá mức) - một chứng bệnh liên quan với tình trạng phù và lên cân trong quá trình mang thai.

    Cảm giác đau thường tập trung ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và một nửa ngón đeo nhẫn. Thật may là không phải tất cả các thai phụ đều bị chứng này và đa phần các trường hợp gặp phải cũng chỉ đau nhẹ và nhất thời. Tuy nhiên, có một số chị em cảm thấy đau dữ dội và kéo dài tới vài tháng.

  • 2

    Chứng nghẽn rãnh cổ tay bộc phát khi nào?

    Triệu chứng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng thường bắt đầu vào tháng mang thai thứ 5 - thứ 6, thời điểm mà mắt cá và chân dễ sưng phù.

    cach-xu-ly-voi-chung-dau-va-te-ngon-tay-khi-bau-bi-1

  • 3

    Nguyên nhân?

    Bạn có thể gặp tình trạng này trong suốt giai đoạn thai kỳ, khi rãnh cổ tay (các ống thần kinh nối lên các ngón tay đi qua đây) bị sưng và co kéo các dây thần kinh. Áp lực từ rãnh cổ tay căng phồng sẽ gây ra tê, ngứa ran, nóng và đau các ngón tay, và thường lan lên cả cánh tay.

  • 4

    Giảm đau như thế nào?

    - Nếu giống như nhiều bà bầu khác, bạn sẽ thường gặp hiện tượng này vào buổi đêm. Bất cứ khi nào cảm thấy đau nhói, hãy thay đổi thế nằm. Điều này sẽ làm giảm sự khó chịu do chứng nghẽn rãnh cổ tay gây ra.

    Đừng gối đầu tay khi ngủ. Nếu cảm thấy đau trong khi ngủ, hãy vẩy tay cho đến khi đau hay tê giảm bớt.

    - Thường xuyên vận động các ngón tay và cánh tay hằng ngày cũng sẽ giúp giảm triệu chứng. Tránh các công việc đòi hỏi sự hoạt động của bàn tay theo cách lặp đi lặp lại vì chúng có thể làm tình trạng thêm nặng.

    - Ngồi với tay giơ cao, chẳng hạn như gác tay lên cạnh ghế sofa khi xem tivi.

    - Chườm lạnh cũng giúp giảm sưng và đau. Không nên chườm nóng vì có thể làm tình trạng sưng nề tăng thêm.

    - Nếu đau nhức tăng lên, cần trao đổi với bác sĩ để được kê giảm đau hay một số cách tập luyện hiệu quả nào đó.

    - Ngâm tay vào chậu nước có một vài giọt tinh dầu lavender hay hoa cúc để giảm đau.

    Hội chứng nghẽn rãnh cổ tay thường tự biến mất, cũng giống như chứng phù nề, sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau tiếp tục kéo dài sau khi bé chào đời thì bạn có thể sẽ được phẫu thuật đơn giản để giảm áp lực cho các dây thần kinh ở đây. Một đường rạch nhỏ ở gan bàn tay sẽ giúp các bác sĩ cắt dây chằng ngang ở đây, giúp áp lực ở cổ tay giảm, cho phép các dây thần kinh đi lên ngón tay hoạt động bình thường.

    cach-xu-ly-voi-chung-dau-va-te-ngon-tay-khi-bau-bi-2

  • 5

    Khi nào cần đến bác sĩ?

    Cần đi khám nếu đau và tê liên tục, kéo dài trong lúc ngủ hay cả ngày. Không uống bất kỳ loại thuốc giảm đau nào mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

    Bác sĩ sẽ cho bạn mang một thanh nẹp cổ tay, một phương pháp điều trị hiệu quả được chứng minh là hữu ích với nhiều trường hợp bị hội chứng nghẽn rãnh cổ tay.

    Ngoài ra, bạn có thể được khuyên là nên uống vitamin B6 hằng ngày. Điều này chỉ có ích khi cơ thể bạn thiếu loại vitamin này. Nếu bạn uống vitamin dành cho bà bầu, ăn uống hợp lý, đa dạng, khoa học thì nhu cầu vitamin của cơ thể đã được luôn được cung cấp đủ.

Comments