Chửa trứng có nguy hiểm không?

14:53 14/04/2015

(Giúp bạn)Chửa trứng có những biểu hiện khá điển hình, đó là: nghén nặng, nôn hoặc buồn nôn; chảy dịch đầu vú bất thường.

Chửa trứng

Theo Khám phá, mang thai là hành trình tự nhiên của mỗi người phụ nữ. Hầu hết họ đều trải qua những tháng này “xuôi dòng bén giọt” cho đến cuối thai kỳ, tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt có thể phải đối mặt với những rủi ro như mẹ mang đa thai, chửa ngoài tử cung và trong đó có hiện tượng chửa trứng.

Chửa trứng là tình trạng thai nghén bất thường, trong đó một hay toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành các túi chứa dịch to, nhỏ, dính vào nhau thành từng chùm giống như trứng ếch. Do vậy mà thai nhi sẽ không thể phát triển được và sớm muộn gì cũng bị sảy thai.

Đây là hiện tượng thường gặp ở các nước có nền kinh tế kém phát triển vì khi đó người mẹ không được ăn uống đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và cả chính bản thân người sản phụ.  Và ở nước ta thật đáng báo động vì theo thống kê tỷ lệ chửa trứng là khá cao, chiếm khoảng 1/500 người có thai.

-1

(Ảnh minh họa)

Bình thường, sau khi trứng được thụ tinh thì phôi thai và những phần phụ của phôi thai như túi ối, gai rau, rau… sẽ phát triển tương đồng với nhau. Nhưng đối với trường hợp chửa trứng thì sự phát triển của phôi thai và các phần phụ của thai diễn ra bất thường.

Khi đó, các tế bào nuôi (phần phát triển thành gai rau) phát triển quá nhanh nên tổ chức liên kết và các mạch máu rốn của gai rau không phát triển kịp,  khiến cho gai rau bị thoái hóa, sưng lên thành những túi chứa dịch dính vào nhau thành từng chùm giống như chùm trứng ếch, hay chùm nho, và thường chiếm toàn bộ diện tích buồng tử cung.

Chính các tổn thương này đã làm cho phôi thai không thể phát triển được do bị chèn ép nhưng gai rau thì vẫn được cung cấp dưỡng chất từ máu của mẹ nên vẫn tiếp tục phát triển và hoạt động. Đây chính là tiến trình phát triển thai nghén không bình thường mà y học gọi đó là hiện tượng chửa trứng.

Nguy hiểm của chửa trứng với sức khỏe mẹ

Cũng theo Sức khỏe và đời sống, bình thường nhau thai có nhiệm vụ nuôi dưỡng bào thai trong thời kỳ thai nghén. Khi nhau thai sản sinh quá mức, phát triển thành khối không được kiểm soát được sẽ được gọi là chửa trứng. Gọi là chửa trứng vì trong dạ con có nhiều nang trông như các quả trứng hoặc chùm nho.

Chửa trứng có những biểu hiện khá điển hình, đó là: nghén nặng, nôn hoặc buồn nôn; chảy dịch đầu vú bất thường; bụng to nhanh, nếu sẩy thai trứng sẽ ra máu âm đạo, thậm chí băng huyết, đau bụng dưới...

Biến chứng có thể gặp của thai trứng là ung thư gai rau. Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây chửa trứng. Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học cho thấy có thể do sai sót của yếu tố di truyền trong quá trình thụ tinh đã dẫn đến những bất thường ở bộ nhiễm sắc thể. Khoảng 90% trường hợp thai trứng bắt nguồn từ người cha và 10% từ người mẹ. Nếu phụ nữ mang thai trên 35 tuổi, quá trình thụ tinh dễ gặp bất thường.

Ngoài ra, những nguyên nhân như sai sót ở trứng, bất thường ở dạ con, thiếu các chất dinh dưỡng như đạm, acid folic...  dễ có nguy cơ bị thai trứng toàn phần. Bình thường, chửa trứng không nguy hiểm vì khoảng 80% chửa trứng là lành tính, bệnh khỏi sau khi nạo lấy hết nhau thai hoặc cắt dạ con ở người không có nhu cầu sinh đẻ nữa.

Tham khảo thuốc: Taginba Noni

- Uống sau bữa ăn với nhiều nước.

- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uốngmỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.

- Tăng nguy cơ chảy máu khi sử dụng kết hợp với thuốc chống đông warfarin, aspirin.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Cách xử lý khi bị nhức mỏi mắt
-3 Nguy hại từ việc nấu nướng bằng lò vi sóng
-4 Trẻ nhai một bên hàm có ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
-5 Đậu nành không giúp ngăn ngừa loãng xương?

Theo GDVN

Comments