Chửa trứng

14:47 14/04/2015

(Giúp bạn)Chửa trứng thường lành tính, nhưng trong một số trường hợp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Thông tin trên trang tin điện tử Bệnh viện K, chửa trứng là hiện tượng sản sinh quá mức của nhau thai (có người gọi là rau thai). Bình thường nhau thai có nhiệm vụ nuôi dưỡng bào thai trong thời kỳ thai nghén. Trong trường hợp chửa trứng, nhau thai phát triển thành khối không được kiểm soát.

Đa số trường hợp không có bào thai, được gọi là "chửa trứng hoàn toàn", một số trường hợp có bào thai nhưng không sống được gọi là "chửa trứng bán phần".

-1

Nguyên nhân gây chửa trứng

Nguyên nhân gây chửa trứng đến nay vẫn chưa rõ ràng, người ta chỉ thấy các tế bào nuôi ở rau thai bị loạn sản và tăng sinh quá mức tạo thành các túi chứa dịch.

Chửa trứng thường gặp ở những phụ nữ trên 40 tuổi hoặc dưới 20 tuổi, những người có thai nhiều lần, những người có mức sống thấp, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và hợp lý trong khẩu phần ăn.

Dấu hiệu của chửa trứng

1. Triệu chứng lâm sàng

-  Ra máu kéo dài sau khi chậm kinh. Đây là dấu hiệu hay gặp. Ra máu âm đạo ít một, máu đen loãng, dai dẳng, có thể tự cầm.

-  Nghén nặng: Người bệnh nôn nhiều, mệt mỏi, xanh xao, hay bị hoa mắt chóng mặt, người gầy sút.

-  Bụng to nhanh (trong trường hợp chửa trứng toàn phần): Chửa trứng 2-3 tháng nhưng bụng to như thai 5-6 tháng.

-  Không thấy có dấu hiệu thai đạp (thai máy): Sờ vào bụng mềm nhẽo không thấy thai nhi.

-  Dấu hiệu khác: Một số trường hợp có dấu hiệu nhiễm độc thai nghén( bị phù và tăng huyết áp).

2. Siêu âm

Không thấy hình ảnh thai nhi.

Phòng ngừa chửa trứng

Đây là phương pháp nhằm làm giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của chửa trứng.

- Phát hiện sớm chửa trứng: Khi có thai, sản phụ nên đi khám thai định kỳ để phát hiện bệnh sớm để có phương án xử lý kịp thời.

- Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sỹ trong quá trình điều trị.

Điều trị chửa trứng

Theo Sức khỏe & đời sống:

1. Điều trị nội khoa

- Nạo hút trứng: Khi người bệnh đã được xác định thai trứng cần phải lấy khối trứng ra ngoài càng sớm càng tốt bằng bằng cách nong nạo hay hút nạo.

- Sử dụng thuốc co hồi tử cung và kháng sinh: Trong qua trình nạo hút cần sử dụng thuốc co hồi tử cung (oxytoxin) để cầm máu. Có thể dùng thêm kháng sinh để phòng ngừa nhiễm khuẩn.

2. Điều trị ngoại khoa

-  Phẫu thuật cắt tử cung: Đối với những phụ nữ trên 40 tuổi hoặc đã có đủ số con mong muốn thì có thể áp dụng biện pháp cắt toàn bộ tử cung để làm giảm nguy cơ biến chứng thành ung thư .

* Lưu ý sau khi nạo hút thai trứng:

-  Lấy tổ chức mô nạo làm giải phẫu bệnh.

-  Bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ và tuân thủ đúng chỉ định tái khám của bác sĩ. Trong thời gian theo dõi, bệnh nhân không được có thai, chỉ sau khoảng 2 năm theo dõi mà không thấy có biến chứng gì thì mới nên có thai lại.

Biến chứng của chửa trứng

Trong quá trình tiến triển của chửa trứng dễ xuất hiện các biến chứng rất nguy hiểm như suy dinh dưỡng, mất máu, sảy thai trứng gây băng huyết hoặc thủng tử cung do thai trứng ăn sâu vào lớp cơ tử cung.

Một biến chứng ác tính nguy hiểm nữa của chửa trứng là ung thư tế bào nuôi (chiếm khoảng 10-30% các ca chửa trứng). Ung thư tế bào nuôi thường xâm lấn sâu vào lớp cơ tử cung gây hoại tử chảy máu và di căn xa đến các phủ tạng khác của cơ thể, khiến điều trị rất khó khăn.

Chăm sóc bệnh nhân sau điều trị thai trứng

Cách theo dõi sau điều trị thai trứng

Mặc dù đã được xử lý thai trứng nhưng vẫn cần được theo dõi chặt chẽ để phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng ác tính. Hai tuần sau hút nạo, người bệnh cần đến bệnh viện để xét nghiệm định lượng beta-hCG. Xét nghiệm này cần được thực hiện 2 tuần/lần trong 3 tháng đầu rồi 6 tháng/lần cho đến hết 12 tháng. Tuyệt đối tránh thai trong vòng 1 năm sau hút nạo.

Khi đã bị biến chứng nặng, người bệnh buộc phải điều trị bằng hóa chất và nặng hơn sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung. Còn khi đã nặng hơn thì phải điều trị trong một thời gian khá dài. Vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ.

Thời điểm có thể mang thai trở lại

Thông thường, vẫn  phải chờ một năm sau khi nồng độ beta-hCG của trở về mức bình thường, trước khi chuẩn bị mang thai lần nữa. Trường hợp có thai trước thời điểm này, nồng độ beta-hCG sẽ tăng lên và bác sĩ sẽ không thể biết được liệu mô bất thường có quay trở lại không.

Một điều may mắn cho người phụ nữ, thai trứng không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay khả năng có thai, ngay cả khi người bệnh đã trải qua hóa trị. Không bị tăng nguy cơ thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, sinh non, hoặc các biến chứng khác. Và tỉ lệ mắc thai trứng lần nữa chỉ từ 1-2%. Ở lần mang thai tiếp theo, nên đi siêu âm trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ để đảm bảo rằng không có vấn đề gì xảy ra.

Tham khảo thuốc:

Lactacyd Fh 250ml: Vệ sinh phụ nữ, đặc biệt trong thời kỳ hành kinh và sau sanh. Phòng ngừa & điều trị hỗ trợ viêm âm đạo, huyết trắng, viêm âm hộ, ngứa âm hộ.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Bị ra máu đen sau sảy thai là bệnh gì?
-3 Thủ dâm nhiều có gây liệt dương?
-4 Những vết thương không nên dùng băng y tế
-5 Lệch cơ quan sinh dục có sao không?

Theo GDVN

Comments