Chuẩn bị tâm lý khi cưới sát Tết

15:42 10/02/2014

(Giúp bạn)Cô dâu chú rể có thể phải đối mặt với việc tăng giá dịch vụ và khi đám cưới hoàn tất, cả hai sẽ bận rộn tới thăm hỏi từng nhà họ hàng, người thân.

  • 1

    Chuẩn bị trước ngày cưới

    Càng về những ngày cuối năm âm lịch, càng nhiều đôi uyên ương tổ chức cưới vì tâm lý cố gắng hoàn thành việc trọng đại nhất cuộc đời trước Tết Nguyên đán. Khi cưới sát Tết, các cô dâu chú rể có thể gặp khó khăn khi chuẩn bị phụ kiện cưới hay đặt dịch vụ cho ngày cưới. Các đôi uyên ương cưới sát Tết cần lưu ý những vấn đề sau khi chuẩn bị:

    - Đặt các dịch vụ cưới cần thiết với hóa đơn đặt trước, hợp đồng đầy đủ. Khi đặt sớm, nghĩa là bạn đã chắc chắn mình sẽ được phục vụ chu đáo, tránh tình trạng sát ngày mới tìm dịch vụ nhưng đã hết.

    - Thỏa thuận giá cả rõ ràng và cố định ngay khi đặt dịch vụ. Gần Tết, mọi thứ thường tăng giá, nếu không yêu cầu nhà cung cấp đảm bảo giá hợp lý, cô dâu chú rể có thể phải gánh chi phí phát sinh bất ngờ.

    - Tìm các phương án dự phòng, nhờ bạn bè giúp đỡ để nếu trong trường hợp bất ngờ nhà cung cấp hủy dịch vụ, bạn vẫn có thể xoay sở kịp.

    - Hoàn thành tất cả những thứ có thể làm trước như thiệp, đồ trang trí, trang sức, in ảnh cưới, chuẩn bị váy áo... trước lễ cưới 1 tuần.

    - Bạn cũng nên nghĩ tới trường hợp không thể đi hưởng tuần trăng mật ngay vì đã quá sát Tết và công việc lại bận rộn. Nếu như vậy, cô dâu chú rể nên đặt lịch nghỉ sau Rằm tháng Giêng, lúc đó thời gian sẽ thảnh thơi, thoải mái hơn.

    chuan-bi-tam-ly-khi-cuoi-sat-tet-1

    Việc làm quen với gia đình mới ngay trong dịp Tết là điều nhiều cô dâu chú rể e ngại sau ngày cưới.
  • 2

     Chuẩn bị làm quen với gia đình mới sau khi cưới

    chuan-bi-tam-ly-khi-cuoi-sat-tet-2

    Ngày cuối năm giá cả, dịch vụ đám cưới thường tăng lên, nên cô dâu chú rể cần chuẩn bị các phụ kiện sớm để không gặp phải chi phí phát sinh.


    Khi cưới gần Tết, nghĩa là cô dâu chú rể sẽ phải "đối mặt" với việc phải ra mắt hai gia đình đúng vào dịp lễ quan trọng nhất năm là Tết Nguyên đán. Đối với người Việt Nam, Tết âm lịch là ngày sum họp không thể thiếu, nên tân lang tân nương cần chuẩn bị tâm lý và một số việc để ghi điểm với gia đình hai bên:

    - Cô dâu nên học trước một số món ăn Tết để có thể bạn sẽ phải phụ giúp mẹ chồng làm cỗ, đãi khách. Ngoài ra cô dâu mới cũng không nên sốc khi mình có thể phải bận rộn tới từng nhà họ hàng để chúc Tết hay đảm nhận vai trò đầu bếp, dọn dẹp trong các bữa cỗ suốt kỳ nghỉ.

    - Cả cô dâu và chú rể đều cần làm quen trước với họ hàng và chuyện trò cởi mở để có thể hòa đồng với mọi người trong những buổi họp mặt gia đình đông đủ.

    - Chuẩn bị sẵn quà Tết dành để biếu ông bà, cha mẹ và đổi tiền lì xì để mừng tuổi các em nhỏ.

    Nếu kết hôn trước Tết, kỳ nghỉ năm mới âm lịch sẽ là dịp thuận lợi để cô dâu chú rể thể hiện vai trò hiếu thảo, cùng những tính cách tốt của mình, giúp để lại ấn tượng đẹp trong lòng bố mẹ và họ hàng hai bên.

Comments