Chứng táo bón sau sinh

14:44 14/04/2015

(Giúp bạn)Táo bón sau sinh thường do nhiều nguyên nhân gây táo bón trong thời gian mang thai gây ra như: do thai nhi gây chèn ép tới ruột, do sự thay đổi của hormon...

Táo bón là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Tưởng chừng như đây là một căn bệnh đơn giản và dễ dàng phòng ngừa nhưng không phải chị em nào cũng có đầy đủ kiến thức về bệnh. Khi đã mắc táo bón, các mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc đi tiểu tiện và cảm thấy bứt rứt trong người.

Nguyên nhân gây táo bón ở phụ nữ sau sinh

Theo Khám phá, trong thai kỳ, máu tập trung để nuôi dưỡng thai, do đó máu nuôi đại tràng kém đi, gây khô táo ruột mà sinh táo bón. Cộng với đó, phụ nữ sau sinh thường mất máu, mất sản dịch nên cơ thể mất nước, máu chưa kịp xuống nuôi đại tràng. Khi sinh xong, khí huyết bị hư tổn nặng nề, cộng với huyết nuôi đại tràng trong suốt thai kỳ kém nên phụ nữ sau sinh rất dễ bị táo bón.

Mặt khác, sau khi sinh, sản phụ thường hạn chế đi lại, nằm nghỉ trên giường nhiều nên vận động của ruột yếu đi, phân lưu lại ruột lâu, bị ruột tái hấp thu nước nhiều nên phân khô và cứng lại gây táo bón.

Hệ tiêu hóa của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng do

- Cũng theo Gia đình và Xã hội, bác sĩ sử dụng kẹp forcep trong quá trình chuyển dạ.

- Bạn đã có con trước đó.

- Bạn đang uống viên sắt hoặc thuốc chống trầm cảm – cả hai có thể gây táo bón.

- Do ảnh hưởng từ các mũi khâu.

Đi tiêu không làm tổn thương các mũi khâu

Khu vực giữa âm đạo và hậu môn (đáy chậu) vẫn còn cảm giác tê liệt. Điều này là do các dây thần kinh bên trong và xung quanh âm đạo bị kéo giãn sau khi bạn sinh con. Vì thế, vết khâu không thể rách nếu bạn đi tiêu.

Nhớ rằng, lo lắng có thể khiến bạn khó đi tiêu hơn. Hãy thư giãn và đánh lạc hướng bản thân bằng cách đọc một cuốn sách hoặc một tờ tạp chí khi bạn đang ở trong toilet.

Tránh táo bón

Bắt đầu ăn và uống thường xuyên sau khi sinh. Hãy thử các loại thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là hoa quả và uống đủ nước. Nước sẽ làm phân mềm và dễ bị đẩy ra ngoài hơn. Bầu không khí ở các bệnh viện thường rất khô và bạn có thể dễ dàng bị mất nước mà không nhận ra.

Cho con bú cũng có thể làm bạn mất nước; vì thế, bạn càng phải uống đủ nước. Nên đi dạo một chút vì nếu ngồi hoặc nằm lâu, bạn càng dễ bị táo bón.

Nếu cảm giác buồn đi tiêu, đừng cố nín. Hãy thoải mái khi ở toilet (nhiều người mẹ e ngại toilet bệnh viện). Khi ngồi, nâng cao gót chân, giữ cho ngón chân trên sàn. Đầu gối nên để cao hơn so với hông của bạn. Nếu có thể, hãy đặt chân lên một chiếc ghế thấp. Điều này khiến đầu gối được nâng cao. Nghỉ ngơi khủy tay trên đầu gối. Tư thế ngồi dễ đi tiêu tương tự ngồi xổm. Một số mẹ thấy dễ đi tiêu bằng bô hơn là ngồi toilet.

Tham khảo thuốc: Tottri

Cầm máu, co búi trĩ nhanh, giảm đau rát, chống viêm nhiễm, làm sạch tổ chức hoại tử và sớm tái tạo tổ chức mới, chỉ sau một tuần điều trị bệnh có thể tiến triển rõ rệt. không những thế bài thuốc còn có 5 vị thuốc kiện tỳ, bổ vị, kích thích ăn uống, chữa vào gốc của bệnh, do đó sẽ ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tiến Khê

Nên đọc
-1 Có nên cho trẻ bị nôn trớ uống thuốc chống nôn không?
-2 Ăn cháo chữa bệnh
-3 Chế độ ăn giảm cân chỉ ăn rau và thịt có tốt không?
-4 Bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa

Theo GDVN

Comments