Có nên uống cà phê khi mang thai ?

05:56 11/11/2015

(Giúp bạn) - Nhà nghiên cứu De-Kun Li trực thuộc Quỹ Kaiser, tác giả của nghiên cứu về mối liên hệ giữa caffeine với sẩy thai cho rằng "còn quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào dựa trên phát hiện từ nghiên cứu mới này, chắc chắn không phải là về độ an toàn khi dùng caffeine trong thai kỳ, kể cả ảnh hưởng đến hành vi của trẻ.

 

Caffeine là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương và có thể đi từ mẹ vào thai nhi qua máu nhau thai. Trong thời gian mang thai, quá trình chuyển hóa của cà phê chậm lại, do đó, nó tồn đọng ở hệ thống thần kinh của bào thai lâu hơn. Caffeine cũng làm giảm lưu lượng máu qua nhau thai và làm chậm nhịp tim thai nhi, việc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển. 

Nhà nghiên cứu De-Kun Li trực thuộc  Quỹ Kaiser, tác giả của nghiên cứu về mối liên hệ giữa caffeine với sẩy thai cho rằng "còn quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào dựa trên phát hiện từ nghiên cứu mới này, chắc chắn không phải là về độ an toàn khi dùng caffeine trong thai kỳ, kể cả ảnh hưởng đến hành vi của trẻ.

Như vậy, nghiên cứu không trả lời tất cả các câu hỏi về cafeinđã nêu ra, nhưng ít nhất chúng ta có thể không phải lo lắng quá nhiều nếu thỉnh thoảng dùng một tách café mà có thể tổn hại đến phát triển hành vi con em của mình.

Điều an toàn nhất nên làm là hạn chế tối đa việc sử dụng café trong suốt thời kỳ mang thai; Nhưng nếu bạn quá thèm một tách, trước tiên hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

 

Có nên uống cà phê khi mang thai?

Vì caffeine là chất kích thích nên sẽ làm tăng nhịp tim, ngoài ra còn gây cảm giác bồn chồn và chứng mất ngủ. Caffeine cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng ợ nóng khi kích thích sự bài tiết axít của dạ dày.

Những ảnh hưởng này có thể dễ dàng gặp phải hơn trong quá trình mang thai. Đó là vì sự suy giảm khả năng của cơ thể trong việc giảm lưu lượng caffeine khiến cho lượng caffeine trong mạch máu tăng lên. Trong suốt quý hai của thai kỳ, lượng thời gian tiêu biến caffeine trong cơ thể mất gấp 2 lần so với khi không mang thai và nhiều gấp 3 lần trong quý ba của thai kỳ.

 

Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến lượng caffeine xâm nhập qua dạ con và tiếp xúc với thai nhi trong khi bé chưa thể xử lý chất kích thích này. Điều này cũng đúng với trẻ em mới sinh vì vậy bạn cần hạn chế lượng caffeine khi cho con bú, nhất là trong vài tháng đầu.

Và cuối cùng, thêm một lý do để bạn không dùng cà phê và trà khi mang thai cho dù có chúng có chứa caffeine hay không vì những loại thức uống này đều chứa chất phenol, hoạt chất ngăn cản cơ thể bạn hấp thụ chất sắt. Đây là một lý do khá quan trọng vì đa số phụ nữ đều bị thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai. Nếu bạn có dùng cà phê và trà, hãy uống giữa các bữa ăn để giảm khả năng gây ảnh hưởng việc hấp thụ chất sắt.

Những loại thực phẩm và đồ uống nào chứa chất caffeine?
Dĩ nhiên cà phê là một trong số đó. Lượng caffeine ở mỗi loại cà phê tùy thuộc vào loại hạt, cách rang, pha và cả dung tích của tách cà phê.

Và để kiểm soát lượng caffeine đưa vào cơ thể, bạn cũng cần chú ý đến các nguồn khác như trà, nước uống không cồn, nước uống tăng lực, chocolate và kem cà phê.

Chất caffeine cũng có trong các sản phẩm làm từ thảo mộc hoặc một số loại thuốc không cần kê đơn như thuốc trị nhức đầu, cảm, dị ứng. Bạn hãy đọc nhãn thuốc cẩn thận trước khi dùng nhé.

 

Một số tác hại khác khi dùng nhiều cafe:

Uống nhiều cafe sẽ làm nhịp tim nhanh, khiến bạn buồn nôn, kích thích cảm giác lo lắng, bồn chồn và khiến cơ thể khó ngủ. Ngoài ra, chất caffein (có chứa trong cafe) sẽ làm giảm hấp thu một số khoáng chất khác trong cơ thể bạn như kẽm, sắt, canxi, magiê và gây mất vitamin nhóm B, nhóm C.

Uống nhiều cafe sẽ làm tuyến thượng thận tiết ra adrenlanin, tuyến tụy giải phóng glucagon. Hai hormone này làm lượng đường trong máu bạn tăng cao.

Ngoài ra, cafe còn làm tăng tích trữ cholesterol (nguy cơ gây xơ vữa động mạch) cho thai phụ.
Thanh Vân và Minh Khoa (St)

Comments