Coi chừng vỡ tử cung khi mang thai
(Giúp bạn)Vỡ tử cung đôi khi có thể xảy ra ở nửa cuối thai kì hoặc trong khi chuyển dạ, thường ở những phụ nữ mà tử cung có vết sẹo mổ cũ.
- 1Không thể nói trước trường hợp vỡ tử cungChị P. T (26 tuổi, Lào Cai) vẫn không sao quên được ngày chị "lâm bồn". Chị nhớ lại: "Chỉ chậm một chút nữa thôi thì tôi cũng không biết mình còn ngồi được ở đây mà bế con hay không... Tôi chuyển dạ bình thường nhưng sau đó các cơn co bóp tăng quá mức những vẫn không đẩy được thai ra vì đường ra bị cản trở.Lúc ấy, bác sĩ thấy bụng tôi có dấu hiệu biến dạng, khám thì thấy đoạn dưới của tử cung mỏng quá rồi, có dấu hiệu vỡ tử cung nếu cứ để cố rặn. Lập tức tôi được đưa lên mổ cấp cứu, mổ ngay khi thuốc gây tê còn chưa ngấm hết. May mắn là cả hai mẹ con được cứu kịp thời, em bé đến giờ cũng đã được hơn 2 tuần tuổi".
- Lúc 6g sáng 9/2, Bệnh viện Quân Dân Miền Đông (Q.9, TP.HCM) tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân T.L.H.N. (22 tuổi, ngụ P.Phước Long B, Q.9, TP.HCM) trong tình trạng sốc mất máu, mạch nhanh, yếu khó đếm, huyết áp tụt không đo được, bụng trướng và đau nhiều. Sau khi phẫu thuật, các bác sĩ kết luận bệnh nhân mang thai tại vị trí bất thường là sừng phải tử cung, khi bào thai lớn dần đã gây vỡ tử cung.Ngày 26/4/2012, bệnh viện Đa khoa Phố Nối tiếp nhận sản phụ Ðào Thị Thu Ngân được chuyển từ Trung tâm y tế huyện Văn Giang lên trong tình trạng huyết áp tụt sau đẻ không rõ nguyên nhân, da môi xanh nhợt… Bệnh nhân trong tình trạng thiếu máu nặng, vỡ tử cung, trụy mạch, kíp trực lúc đó tại khoa sản của Bệnh viện chỉ định mổ cấp cứu.Tuy nhiên, sau khi tiến hành phẫu thuật, tình trạng của bệnh nhân vẫn nguy kịch. Trong biên bản hội chẩn có ghi bệnh nhân rối loạn đông máu sau phẫu thuật do tình trạng vỡ tử cung gây ra và sau đó phải chuyển lên bệnh viện Bạch Mai nhưng không cứu được.
- 2Nguyên nhân gây vỡ tử cungNguyên nhân dẫn đến vỡ tử cung có thể xuất phát cả từ phía người mẹ lẫn thai nhi.Người mẹ có những biểu hiện sau thì tỉ lệ vỡ tử cung có thể cao hơn những người khác:- Khung chậu hẹp, méo mó khiến cho thai nhi khó chui ra ngoài- Mẹ có khối u ở đoạn dưới tử cung, ở cổ tử cung, ở đường sinh dục dưới... vì nó có thể cản trở đường ra của thai nhi- Mẹ đã sinh nhiều lần nên tử cung mỏng, nhão, các cơn co mạnh gây vỡ, rách lớp cơ đoạn dưới tử cung- Mẹ có vết mổ cũ ở tử cung (mổ tử cung lấy thai, mổ cắt bóc khối u ở tử cung...) vì với hầu hết những mẹ này, chỗ vết sẹo tử cung thường là nơi yếu nhất nên dễ bị bục vết mổ gây vỡ tử cung khi các cơn co tử cung tăng mạnh.Những đặc điểm sau của thai nhi cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới nguy cơ vỡ tử cung, bao gồm:- Thai nhi to quá không chui lọt qua khung chậu- Đầu thai nhi quá to hoặc dị dạng nên không qua được khung chậu- Thai nhi nằm theo ngôi ngang (nằm ngang) hoặc ngôi mặt cằm sau (đưa mặt ra trước nhưng cằm lại quay về phía xương cùng của người mẹ).Tử cung có thể bị vỡ khi làm các thủ thuật kéo thai, xoay thai, cặp và kéo trong điều kiện không thuận lợi, không đúng quy định.
- 3Dấu hiệu nhận biết khả năng vỡ tử cung có thể xảy raVỡ tử cung thường xảy ra trong lúc chuyển dạ đẻ. Hãn hữu cũng có trường hợp vỡ trong những tháng cuối trước khi chuyển dạ. Nếu theo dõi sát sản phụ, ta có thể phát hiện được các dấu hiệu chứng tỏ tử cung sắp bị vỡ. Đó là triệu chứng dọa vỡ tử cung, bao gồm:- Cơn co tử cung ngày càng mạnh và nhanh- Nhìn trên ổ bụng thấy đáy tử cung cao dần lên so với rốn- Nghe tim thai thấy tim thai nhanh hoặc chậm hoặc không đều- Ra máu âm đạoNếu trong trường hợp cơn co tử cung ngày một dồn dập, sản phụ đau tăng lên dữ dội rồi tự nhiên giảm đau thì rất có thể tử cung đã vỡ nên mất hẳn cơn co hoặc cơn co chỉ còn rất nhẹ.
- 4Chăm sóc thai kì tốt để đề phòng vỡ tử cungKhi mang thai, sản phụ phải hết sức chú ý các dấu hiệu và biểu hiện trong thai kì. Sản phụ phải tuân thủ nghiên ngặt việc đi khám đều đặn để được bác sĩ theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời bác sĩ có thể tiên lượng ca sinh là dễ hay khó để có thể can thiệp kịp thời nếu có rủi ro.