Dấu hiệu báo mẹ bầu 'gặp nạn'

11:16 11/02/2014

(Giúp bạn)Thai kỳ không phải lúc nào cũng “xuôi dòng bén giọt” đâu chị em nhé!

Mang thai là khoảng thời gian tuyệt vời nhất với tất cả thai phụ. Trong khi hầu hết các bà mẹ tương lai trải qua thai kỳ êm đềm thì một số người lại đối mặt với không ít nguy cơ xấu. Khi gặp phải những dấu hiệu này, chị em cần đặc biệt lưu ý và gọi ngay cho bác sĩ.

  • 1

    Chảy máu nặng trong 2 tháng đầu

    Chảy máu nhiều và đau nghiệm trọng ở xương chậu trong 2 tháng đầu thai kỳ có thể là dấu hiệu mẹ đang mang thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh trong ống dẫn trứng nhưng không đi vào tử cung để phát triển. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể khiến mẹ bầu tử vong.

  • 2

    Đau bụng kèm rỉ máu

    Đau bụng đi kèm với triệu chứng xuất hiện đốm máu hoặc chảy máu ở âm đạo có thể là dấu hiệu mẹ bị sảy thai. Tỷ lệ số ca sảy thai chiếm tới 20%, vì vậy nguy cơ này không loại trừ bất cứ mẹ bầu nào. Sảy thai được tính từ những ngày đầu thai kỳ đến hết tuần 20. Trong hầu hết các trường hợp, sảy thai không thể ngăn ngừa.

    dau-hieu-bao-me-bau-gap-nan-1
    Đau bụng đi kèm với triệu chứng xuất hiện đốm máu hoặc chảy máu ở âm đạo có thể là dấu hiệu mẹ bị sảy thai.

  • 3

    Buồn chán

    Buồn chán ở mức độ mạnh liệt mà không có vấn đề gì quan trọng trong cuộc sống có thể là dấu hiệu mẹ bầu bị trầm cảm – bệnh phổ biến khi mang thai và sau sinh. Những triệu chứng đi kèm khác bao gồm cảm giác ăn không ngon miệng, cảm giác vô vọng, hay cáu kỉnh và có những suy nghĩ tiêu cực về thai kỳ, về em bé. Khi người thân nhận thấy những dấu hiệu này ở sản phụ, cần đưa đến trung tâm y tế để được điều trị càng sớm càng tốt.

  • 4

    Khát nước, đi tiểu thường xuyên

    Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra ở giai đoạn 2 của thai kỳ do người mẹ không có khả năng sản xuất đủ insulin. Nếu mẹ nhận thấy các triệu chứng như khát nước, hay đói, đi tiểu thường xuyên và mệt mỏi thì có thể đó là dấu hiệu bạn bị tiểu đường rồi. Thuốc thường được hạn chế sử dụng để chữa bệnh này tuy nhiên bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý.

  • 5

    Co thắt, chảy máu âm đạo

    Khi một thai phụ nhận ra mình bị chảy máu âm đạo kèm cơn co thắt, đau bụng và đau ở tử cung thì đó có thể là dấu hiệu bị bong nhau. Đây là triệu chứng bệnh mà khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung, lấy đi oxy cung cấp cho thai nhi. Trong trường hợp bệnh nhẹ, mẹ bầu cần nghỉ ngơi. Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, mẹ bầu có thể bị sinh non hoặc tháo thai để bảo toàn mạng sống cho mẹ.

  • 6

    Co thắt kèm tiết dịch âm đạo

    Phụ nữ mang thai sinh con bất cứ thời điểm nào trước tuần 37 được gọi là sinh non. Dấu hiệu sinh non bao gồm đau bụng, co thắt, áp lực vùng chậu và tăng tiết dịch âm đạo. Hiện nay, có một số loại thuốc có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa sinh non. Vì vậy khi nhận thấy những dấu hiệu này, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện.

    dau-hieu-bao-me-bau-gap-nan-2
    Huyết áp cao là dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén và tiền sản giật.

  • 7

    Huyết áp cao

    Huyết áp cao là dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén và tiền sản giật. Thông thường những bệnh lý này xảy ra sau tuần 20 thai kỳ và dấu hiệu phổ biến nhất là huyết áp cao đột ngột, mờ mắt, đau đầu và đau dạ dày. Trong hầu hết các trường hợp, sản phụ sẽ được chỉ định sinh non. Đây không phải là vấn đề nguy hiểm với mẹ đã qua 37 tuần, tuy nhiên nếu thai kỳ vẫn còn quá sớm, bác sĩ sẽ cân nhắc để cho thai phụ nghỉ ngơi và cho thuốc hạ huyết áp.

  • 8

    Mệt mỏi liên tục

    Thiếu máu là dấu hiệu bệnh xảy ra khi các tế bào hồng cầu xuống thấp hơn mức quy định. Triệu chứng của bệnh bao gồm mệt mỏi liên tục, ảo giác, khó thở và da xanh tái. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ kê thêm thuốc axit folic, sắt cho mẹ. Nếu bệnh tình trở lên trầm trọng, mẹ bầu có thể được truyền máu.

  • 9

    Buồn nôn, nôn ói nhiều

    Buồn nôn và nôn ói liên tục là dấu hiệu của chứng ốm nghén trầm trọng. Nghiêm trọng hơn khi chứng bệnh này kéo dài suốt thai kỳ. Buồn nôn và nôn ói liên tục có thể khiến mẹ bầu mất nước và giảm cân. Trong trường hợp này, mẹ bầu cần tham khảo bác sĩ để có chế độ ăn uống giảm ốm nghén và có thể phải nhập viện để truyền chất lỏng.

  • 10

    Chảy máu âm đạo cuối thai kỳ

    Chảy máu âm đạo trong quý 3 thai kỳ có thể là dấu hiệu của bệnh nhau tiền đạo. Bình thường, bánh nhau bám ở vùng đáy hoặc thân tử cung. Trong trường hợp bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung, che một phần hay che kín cổ tử cung thì được gọi là nhau tiền đạo. Trong một số trường hợp thường không có biểu hiện nhưng một số người lại bị xuất huyết nhưng không đau đớn gì. Nếu không phát hiện kịp thời, mẹ bầu có thể bị sinh non.

Comments