Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm xoang

14:35 14/04/2015

(Giúp bạn)Dấu hiệu trẻ nhỏ thường bị viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng: sốt, ho, sổ mũi, quấy khóc. Các triệu chứng này thường giảm và tự khỏi sau 5 - 7 ngày.

Bệnh viêm xoang có thể kéo dài, lâu khỏi?

Theo Người đưa tin, cũng giống như nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang có thể kéo dài, dai dẳng và khó điều trị. Nếu con bạn bị viêm xoang, rất có thể bé đang bị một trong các bệnh sau:

- Dị ứng

- Bệnh ở mũi: viêm tắc trong mũi do vách ngăn trong mũi bị lệch

- Nhiễm trùng vòm họng mãn tính (nhiễm trùng ở các mô bạch huyết phía sau mũi ) làm hco vi khuẩn dễ bị rò rỉ vào trong xoang

Để điều triệt để chứng viêm xoang kéo dài này, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ tai mũi họng để được khám chi tiết.

-1

(Ảnh minh họa)

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm xoang

Theo Sức khỏe và đời sống, trẻ nhỏ thường bị viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng: sốt, ho, sổ mũi, quấy khóc. Các triệu chứng này thường giảm và tự khỏi sau 5 - 7 ngày.

Nếu thấy các triệu chứng trên kéo dài hơn hoặc diễn tiến nặng hơn thì rất có thể trẻ đã bị viêm xoang cấp tính với những biểu hiện như sau: trẻ có triệu chứng như cảm cúm kéo dài 10 - 14 ngày. Sốt 3 - 4 ngày liên tục. Sổ mũi đục, xanh hoặc vàng.

Trẻ kêu đau họng, ho, khạc đờm, khò khè, khó thở, nôn, buồn nôn. Trẻ nhỏ thì quấy khóc, mệt mỏi. Sưng quanh mắt.

Một số trẻ có biểu hiện ho, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần mà chưa được điều trị dứt điểm. Trường hợp trẻ thường xuyên mắc bệnh viêm đường hô hấp tái phát nhiều lần trong một năm, có thể trẻ đã bị viêm xoang mạn tính.

Cha mẹ khi thấy con có các triệu chứng nói trên thì cần đưa trẻ đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt, nhất là đối với các bé dưới 6 tuổi để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống khi không có chỉ định của bác sĩ.

Hầu hết các trường hợp trẻ đến khám, bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàng kết hợp với việc soi đèn khám tai, mũi, họng, ấn một số điểm trên mặt bệnh nhi để xác định điểm đau, sưng tấy...

Bác sĩ chuyên khoa có thể soi bằng dụng cụ chuyên khoa đặc biệt để nhìn được vào trong hốc mũi, các hốc rỗng của xoang để định bệnh. Xét nghiệm cần thiết như cấy mủ, cấy chất nhầy của xoang nhằm tìm vi khuẩn để có thể chẩn đoán chính xác bệnh và vi khuẩn gây bệnh.

Đối với một số trường hợp đặc biệt, bệnh diễn tiến nặng hoặc khó chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp Xquang để phát hiện tổn thương bệnh lý của xoang.

Tham khảo thuốc: Dilodin

Chỉ định: Điều trị các triệu chứng liên quan đến cơn trĩ cấp và bệnh trĩ mạn.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Các loại xét nghiệm hiếm muộn
-3 Nước gừng có thể gây đột tử nếu không sử dụng đúng cách
-4 Kiềm chế xuất tinh gây vô sinh nam
-5 Những bộ phận bẩn nhất trên cơ thể bạn

Theo GDVN

Comments