Dự định có thai cần tránh những điều gì?

14:45 14/04/2015

(Giúp bạn)Ngoài những thực phẩm cần ăn và những việc cần làm để tăng khả năng thụ thai. Bạn nên biết nhưng điều sau đây khi dự định sinh em bé.

Điều cần tránh khi dự định có con

Sử dụng chất bôi trơn

Theo Vnexpress, chất bôi trơn có thể làm tăng khoái cảm tình dục, nhưng không nên sử dụng chất bôi trơn nếu bạn dự định có con. Âm đạo tự nhiên sản xuất dịch có tính axit có thể giết chết tinh trùng, độ kiềm của chất nhầy cổ tử cung sinh ra bảo vệ tinh trùng này.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng chất bôi trơn âm đạo ngăn chặn tinh trùng tiếp cận được với chất nhầy cổ tử cung một cách nhanh chóng, khiến tinh trùng chết trong môi trường axit ngoài âm đạo. Bạn nên ngừng sử dụng chất bôi trơn bên ngoài và tăng cường màn dạo đầu để thay thế.

Tiêu thụ quá nhiều caffeine

Một số nghiên cứu đã chứng tỏ tiêu thụ caffeine khiến cơ thể khó thụ thai. Phụ nữ không nên uống caffeine nếu đang có kế hoạch mang thai. Cụ thể, bạn không nên tiêu thụ quá 200 mg caffeine mỗi ngày, nên tránh xa những nguồn caffeine như cà phê, chocolate, soda, nước tăng lực...

Rượu

Rượu ảnh hưởng tới mang thai nói chung. Uống một lượng nhỏ rượu có thể cản trở cơ hội mang thai. Hơn nữa, nếu bạn có thai, rượu có thể ảnh hưởng đến thai nhi và cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Hút thuốc

Hút thuốc làm giảm số lượng tinh trùng của một người đàn ông. Mặt khác hút thuốc lá có thể ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe tổng thể của bạn.

Cá có lượng thủy ngân cao

Bạn nên tránh ăn cá có chứa lượng hủy ngân cao. Kim loại thông thường không được đào thải ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Điều này sau đó có thể ảnh hưởng đến cơ hội mang thai. Nếu dự định bầu bí, bạn nên tránh các loại cá như cá mập, cá thu, cá kiếm và cá kình.

Hóa chất (chẳng hạn các thành phần có mặt trong chất tẩy rửa, nước hoa, bột giặt...)

Bạn nên tránh xa một số hóa chất trong nước hoa và chất tẩy rửa. Những sản phẩm có hóa chất có thể dễ dàng hấp thụ vào da và gây hại cho khả năng sinh sản.

Một số thuốc

Nếu bạn phải uống một số loại thuốc theo quy định, bạn hãy nói với bác sĩ rằng bạn đang cố gắng thụ thai. Một số thuốc có thể khiến bạn không thể mang thai.

Tắm bồn nước nóng

Nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng. Bồn tắm nước nóng có thể gây tổn thương hoặc tiêu diệt hết tinh trùng. Nếu bạn đang cố gắng thụ thai, nên tránh xa bồn tắm nước nóng và phòng tắm hơi.

Bạn có miễn nhiễm với bệnh ban đỏ không?

Theo Sức khỏe và Đời sống, bệnh ban đỏ có thể gây ra những tác hại trầm trọng cho đứa bé nếu bạn mắc phải bệnh này trong thời gian mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu - lúc đó các cơ quan nội tạng của đứa trẻ đang phát triển.

Vì thế, trước khi mang thai bạn hãy yêu cầu bác sĩ cho mình thử máu để biết chắc chắn là bạn đã miễn nhiễm bệnh này. Nếu bạn chưa miễn nhiễm, bác sĩ sẽ ngăn ngừa cho bạn và hãy thử máu trở lại. Bạn không nên cố gắng có thai ngay sau đó, phải đợi ít nhất là sau 3 tháng.

Trong gia đình bạn hoặc chồng bạn, có ai từng mắc bệnh di truyền hay không?

Một số bệnh như chứng máu không đông, tâm thần có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bạn hoặc chồng mình có một người thân mắc bệnh đó thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh. Do đó, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi hai vợ chồng quyết định có con, và nếu cần thiết, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên viên di truyền để đánh giá mức độ rủi ro mà bạn có nguy cơ gặp phải.

Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, vì chỉ khi nào cả hai vợ chồng bạn đều mang gen lây bệnh thì đứa trẻ mới có nguy cơ rất cao mắc bệnh di truyền ấy thôi.

Bạn cân nặng bao nhiêu?

Thật lý tưởng nếu như 6 tháng trước khi mang thai trọng lượng của bạn phù hợp với chiều cao của bạn. Vì thế, nếu bạn quá mập hoặc quá gầy nên hỏi ý kiến bác sĩ để có lời khuyên về cách tốt nhất để đạt được trọng lượng thích hợp. Nếu bạn đã có thai khi trọng lượng quá tiêu chuẩn thì đừng bao giờ nhịn ăn vì như vậy cơ thể bạn có thể thiếu nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai nhi.

Bạn có bị một bệnh mãn tính nào không?

Nếu bạn bị rối loạn về nội tiết như bệnh tiểu đường, Basedow, động kinh, và đang chữa trị, bạn nên báo cho bác sỹ biết ý định có con của mình. Bác sĩ có thể thay đổi thuốc để không cản trở việc thụ thai, không ảnh hưởng đến thai nhi.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Linh Chi

Nên đọc
-1 Sau sẩy thai sớm nên làm gì?
-2 Những ai không nên ăn dưa cà muối?
-3 Bà bầu có thể sảy thai do bệnh lây qua đường tình dục
-4 Không phải ai cũng nên ăn thịt gà

Theo GDVN

Comments