Giá cả sau Tết và những hệ lụy

16:01 10/02/2014

(Giúp bạn)Năm nào cũng thế, cứ đến Tết là giá các mặt hàng tăng lên vùn vụt, có những mặt hàng tăng giá tới 150% , hết Tết rồi thì tỷ lệ tăng giá này giảm xuống, tuy nhiên mức giảm ở hầu hết các mặt hàng luôn thấp hơn mức tăng trước đó khiến người tiêu dùng điêu đứng, chật vật đối đầu với giá cả sau Tết.

Sáng mồng 8 sách giỏ đi chợ cũng hỏi bà bán bắp cải thì nhận được câu trả lời 22k/kg , tôi vẫn hỏi sao hết Tết rồi mà rau vẫn còn mắc thế, bà bán rau nói “rẻ lắm rồi cô, giá này cách đây 2, 3 hôm là 25k/kg( trong khi giá bắp cải trước Tết là 15k/kg). Năm nào cũng thế, cứ đến Tết là giá các mặt hàng tăng lên vùn vụt, có những mặt hàng tăng giá tới 150% , hết Tết rồi thì tỷ lệ tăng giá này giảm xuống, tuy nhiên mức giảm ở hầu hết các mặt hàng luôn thấp hơn mức tăng trước đó khiến người tiêu dùng điêu đứng, chật vật đối đầu với giá cả sau Tết. Đơn cử chi phí chơ búa cho một gia đình 04 người trước Tết khoảng 200k/ ngày thì sau Tết con số này thấp nhất cũng phải 250k/ ngày.

  • 1

    Chất lượng cuộc sống của người dân giảm xuống

    Các bác lớn trong chính phủ lúc nào cũng nói thúc đẩy kinh tế, kiềm chế lạm phát, thế nhưng có mỗi một việc năm nào cũng lặp đi lặp lại như trên thì các bác không kiềm chế được. Trong khi đó chi phí lương, “lậu” cho đội ngũ được gọi là “quản lý thị trường” thì ngày một tăng lên với cái lý do trên trời dưới biển kiểu “lực lượng cán bộ quản lý thị trường đã lao vào công cuộc kiềm chế giá cả sau Tết và kết quả đạt được là giá cả đã giảm xuống x,y%” nhưng thực tế cái x,y% này nó có thấm gì so với cái mức a,b% đã tăng lên trước Tết. Dân chúng đặc biệt là nhân viên văn phòng thì vẫn giữ nguyên đồng lương cũ mà phải trang trải cho biết bao nhiêu mặt hàng tăng giá sau mỗi dịp lễ Tết. Điều đó dẫn đến chất lượng cuộc sống giảm đi trông thấy. Chẳng thể nói lương anh vẫn 4 triệu / tháng, giá cả tăng lên mà nói chất lượng cuộc sống của anh được cải thiện hơn được. Chẳng lẽ chủ trương tiến lên một nước phát triển với chất lượng cuộc sống tăng lên chính là đây hay sao?

     
    gia-ca-sau-tet-va-nhung-he-luy-1
  • Quản lý chi tiêu sau Tết cần phải tiết kiệm và phù hợp nhất

  • 2

    Cướp bóc, tham mô  ngày cảng tăng lên

    Chính vì kinh tế khó khăn, giá cả trên trời còn thu nhập người dân dưới biển nên có một lớp người “bần cùng sinh đạo tặc” Âu cũng là hệ quả mà các bác chính phủ gây ra cho dân chúng. Nếu cứ kiềm chế tốt kiểu 5k/ ổ bánh mì thì người dân có lẽ không thiếu thốn đến mức không có được 5k mua một ổ bánh mì. Nhưng bánh mì giờ là 10k/ổ thì họ lấy đâu thêm 5k để mua nữa? Các hệ quả dẫn đến là anh cán bộ mua hàng thì móc nối với bên bán đóng gói không đủ để giảm giá thành có thêm vài đồng “mua bánh mì”, hay anh cán bộ cảnh sát giao thông thổi còi thêm vài chiếc xe mỗi ngày để có thêm vài trăm đi mua “bắp cải” hoặc anh dân thường bần cùng lắm ra đường quất con laptop ngon ngon của 1 em chạy xe trên đường để kiếm vài đồng ăn sáng…..

    Cho đến khi nào bài toán giá cả được giải quyết, cho đến khi nào chất lượng cuộc sống của người dân được thực sự tăng lên?

Comments