Giúp mẹ bầu uống sữa dễ dàng hơn
(Giúp bạn)Sữa bà bầu cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng nhưng chị em nên uống thế nào để hấp thu hết được các dưỡng chất này?
- 1
Sữa bầu không phải lựa chọn duy nhất
Có rất nhiều người khi mang thai nghĩ ngay đến việc uống sữa bà bầu nhưng các chuyên gia khuyên rằng nếu bạn ăn uống tốt, có điều kiện ăn rau xanh, hoa quả, uống sữa tươi… thì không nên bổ sung dinh dưỡng bằng sữa bầu.
Thay vì bổ sung bằng những thức ăn nhân tạo, các bà bầu nên ăn các thức ăn tự nhiên, như thế sẽ hấp thu được tốt nhất chất dinh dưỡng.
Chỉ nên lựa chọn hoặc uống sữa bầu, hoặc bổ sung bằng thức ăn tự nhiên và sữa tươi, không nên gộp cả hai với nhau. Nếu hàng ngày, bạn uống nước hoa quả, ăn rau xanh,… rồi lại uống thêm sữa bầu thì việc hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
- 2
Để uống sữa dễ hơn
Vì một lý do nào đó, bạn không thể uống được vị sữa bà bầu thì cũng đừng bỏ qua ngay nguồn dinh dưỡng quan trọng, giúp thai nhi phát triển tốt này.
Nếu thấy sữa bà bầu có vị khó uống thì không nên ép bản thân phải uống.
Các phương pháp sau đây sẽ giúp bạn quen dần với việc uống sữa:- Có nhiều cách để mẹ bầu uống sữa không bị ngán. Đơn giản như cách sử dụng trên mỗi hộp sữa bầu đều ghi là nên uống 2 cốc, mỗi cốc khoảng 4 thìa 50g sữa/ngày. Mẹ bầu có thể pha sữa bầu loãng hơn để dễ uống và uống nhiều lần trong ngày. Thay vì uống 2 cốc/ngày, bạn có thể uống 3-4 cốc/ngày. Uống nhiều nước cũng rất tốt trong suốt quá trình mang thai.
- Đừng ép mình uống một lúc hết 1 cốc sữa ngay, có thể chia nhỏ làm nhiều bữa trong một ngày. Uống một chút một cho đến khi quen dần.
- Sữa bà bầu hiện nay có rất nhiều vị cho bạn lựa chọn, hãy chọn vị mà bạn cảm thấy thích nhất, không nên ép mình uống một loại cố định.
- Uống sữa tươi thay cho sữa bầu nếu không thể uống được sữa bột, đồng thời bổ sung thêm sữa chua, phô mai…
- 3
Có thể thay thế loại sữa khác thay sữa bà bầu?
Nếu thấy sữa bà bầu có vị khó uống thì không nên ép bản thân phải uống, bạn có thể thay thế bằng sữa tươi tiệt trùng.
Một số người lại không hấp thụ được sữa, khi uống thường bị khó tiêu, nghén, tiêu chảy… đó là do cơ thể không đủ lượng men lactase để tiêu hóa lượng đường trong sữa. Trong trường hợp này, bạn có thể chuyển sang uống sữa đậu nành.
Tuy nhiên, khi uống sữa đậu nành thì cần bổ sung thêm các sản phẩm như thịt, cá, rau xanh, hoa quả… để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.