Hướng dẫn 10 nguyên tắc của người mẹ hoàn hảo
(Giúp bạn)Tâm lý chung của bất kỳ cha mẹ nào là mong muốn mang lại cho con một cuộc sống tốt đẹp, đầy đủ. Hãy tham khảo 10 lời khuyên sau đây để thấy rằng để làm được điều đó không chỉ cần dành thời gian cho trẻ mà phải cần chăm sóc cả gia đình.
- 1
Không có một phương pháp nào “đúng” trong việc nuôi dưỡng trẻ
Chưa bao giờ trên các phương tiện truyền thông đại chúng lại có nhiều lời khuyên mang tính chuyên môn về việc nuôi dạy con cái như hiện nay, như: Ăn gì để con thông minh; Chọn giới tính cho con; Để con khỏe mạnh… Tuy nhiên, các ông bố bà mẹ cần lưu ý, những lời khuyên đó sẽ thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào sự thay đổi hệ tư tưởng, môi trường xã hội, chính trị.
Không có phương pháp nào hoàn toàn đúng để giúp bạn làm mẹ tốt.Trên thực tế, sự có lợi của bằng chứng mang tính khoa học cho chúng ta biết rằng những trường hợp mà chúng ta quan tâm như cho bé bú mẹ trong thời gian bao lâu; nên đi làm hay ở nhà sau khi sinh… không tạo ra nhiều khác biệt trong bức tranh về những tác động của bằng chứng đó đối với trẻ em.
Điều quan trọng là bạn cần thận trọng, cân nhắc và chú ý về cách nuôi dạy con của mình. Hãy lập danh sách điều cần làm cho bạn, cho con và cho gia đình. Sử dụng cách tiếp cận phù hợp với niềm tin và mức độ ưu tiên. Đừng ngại khi thay đổi những điều không còn hiệu quả hay tìm kiếm sự giúp đỡ và lời khuyên khi bạn cần.
Trên hết, hãy nhớ đến câu nói nổi tiếng của TS. Spock: “Hãy tin tưởng chính bản thân mình; bạn biết nhiều hơn bạn nghĩ, bạn làm”.
- 2
Người mẹ cần được chăm sóc tốt
Nói cách khác, hãy đặt bản thân mình lên đầu tiên. Điều này nghe có vẻ ích kỷ nhưng đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để nuôi dạy con tốt.
Nếu bạn đã từng di chuyển bằng máy bay chắc bạn biết nguyên tắc: “Nếu bạn đi cùng trẻ em, hãy đeo mặt nạ khí oxy cho bạn trước tiên”.
Tuy nhiên, chúng ta lại đang sống trong môi trường nuôi dạy con cái mà người mẹ không được phép đặt bản thân mình lên trước tiên. Bởi khi đã có con, việc dành thời gian cho những quan tâm và sở thích riêng… là một điều xa xỉ.
Rõ ràng, "cá chuối đắm đuối vì con" sẽ khiến các bậc phụ huynh nhanh chóng kiệt sức. Hãy dừng cảm giác tội lỗi hay ích kỷ khi bạn dành thời gian cho riêng mình. Việc đặt người mẹ ở những vị trí khác không phải vị trí đầu tiên trong danh sách ưu tiên là phản tác dụng trong việc nuôi dạy trẻ - không tốt cho mẹ, không tốt cho trẻ, không tốt cho gia đình.
- 3
Hãy đặt gia đình là trung tâm thay vì trẻ em là trung tâm
Gia đình là một kết cấu quan trọng mà ở đó trẻ em phát triển, học tập và trải nghiệm cuộc sống. Vì thế, cho dù cấu trúc gia đình như thế nào (1 thế hệ, 2 thế hệ hay tứ đại đồng đường) thì hãy đặt mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình lên vị trí ưu tiên. Hãy dành thời gian và năng lượng cần thiết bởi đó là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm với tư cách là một người mẹ.
Hãy đặt gia đình là trung tâm thay vì đặt trẻ làm trung tâm.
- 4
Hãy nhớ quy tắc về “bắt chước”
Một trong những phương thức quan trọng trẻ học từ thế giới xung quanh là bắt chước những gì chúng thấy và trải nghiệm mỗi ngày. Có nhiều điều diễn ra theo tiềm thức.
Dù tốt hơn hay xấu đi, trẻ học được nhiều từ kỹ năng sao chép được, thói quen, phong cách… từ bố mẹ. Chúng bắt chước và tiếp thu cách chúng ta làm mọi việc, cách chúng ta giao tiếp, cách chúng ta tiếp cận vấn đề, đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề.
Bạn là tấm gương cho con mình; vì thế bạn càng cố gắng phấn đấu cho cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ của mình thì càng tốt cho trẻ.
- 5
Thời gian chất lượng
Nuôi con không đồng nghĩa với việc phải ở cùng con 24 giờ/ 7 ngày. Nói cách khác việc nuôi dạy con tốt thực chất không phải là “dành thời gian”. Nó phải là sự hiểu biết, quan tâm, gắn bó với cuộc sống của con mình.
Một cách để làm được điều đó là chắc chắc những giây phút mà cha mẹ và con cái quây quần bên nhau trong ngày là khoảng thời gian quý giá – đó chỉ đơn giản là cùng nhau ăn một bữa cơm; cùng đi dạo, nói chuyện, chơi trò chơi, đọc truyện…
- 6
Hãy nhớ câu châm ngôn: “Nuôi dưỡng một đứa trẻ cần cả một cộng đồng”
Là mẹ, bạn phải gánh trên vai nhiều trách nhiệm. Nhưng điều đó không có nghĩa là việc gì cũng đến tay bạn hay bạn phải làm mội thứ. Đó không phù hợp với thực tế cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
Điều tốt nhất cho trẻ là có nhiều ảnh hưởng lên cuộc sống của chúng – những người khác (ngoài ông bà, cha mẹ, anh chị em…) quan tâm đến chúng, dạy chúng nhiều điều, cùng làm với chúng và dành thời gian cho chúng.
Đừng hy vọng một mình bạn có thể làm được tất cả mọi việc; và cũng không nên cảm thấy có lỗi nếu như không làm được tất cả mọi việc. Nuôi dưỡng một đứa trẻ cần cả một cộng đồng.
- 7
Cha mẹ cũng cần thư giãn
Lời khuyên này nhằm mang lại cho bản thân bạn một khoảng thời gian lặng khi đối mặt với một tình huống nuôi dạy con đầy thử thách.
Trong cơn nóng giận, thiếu tự tin hay chán nản, chúng ta dễ nói hoặc làm những việc mà sau này mình cảm thấy hối tiếc. Một lời khuyên tốt nhất trong tình huống đó là hãy dành một khoảng thời gian lặng để bình tĩnh lại, làm mới đầu óc. Hãy để trẻ ở trong phòng của chúng hay trong cũi; làm bất kỳ điều gì bạn cần làm để mang lại cho chính bạn không gian để tập trung, tĩnh tâm và lấy lại tinh thần.
- 8
Thiết lập ranh giới và hy vọng
Đầu tiên, trẻ em muốn và cần những ranh giới và hy vọng. Chúng muốn và cần chúng ta nói “không” đối với những thứ chúng ta cảm thấy không hợp lý, không cần thiết… Chúng cũng muốn biết chúng ta hy vọng gì từ chúng và cái chúng ta tin là chúng có thể đạt được. Tạo ra những ranh giới và hy vọng dạy trẻ rất nhiều điều về những giới hạn, sự ổn định, rủi ro, sự ưu tiên, trách nhiệm, quyền công dân…
- 9
Nhận biết ưu tiên nuôi dưỡng con cái
Lời khuyên này giúp bạn nhận biết được mục tiêu nuôi dưỡng con cái cơ bản nhất. Bạn hy vọng gì ở con mình? Những kỹ năng, niềm tin, thói quen, ý kiến quan trọng nào bạn muốn truyền cho trẻ? Hãy vạch ra những điều đó giúp bạn có được “kết cấu” cho việc chăm sóc con cái.
- 10
Không làm tổn thương trẻ
Để làm vừa lòng bố mẹ, trẻ thường làm xô đẩy ranh giới. chúng tìm kiếm sự đồng ý, khuyến khích, hướng dẫn và dạy dỗ của chúng ta. Đó là việc của chúng ta phải làm đối với trẻ với thái độ tôn trọng.
Khó có thể nói chúng ta không nổi giận, thất vọng hay không vừa lòng đối với thái độ hay hành vi của trẻ. Nhưng chúng ta tránh dùng những ngôn từ hay cử chỉ khiến trẻ cảm thấy mình không xứng đáng, xấu hổ, làm tổn thương trẻ.