Hướng dẫn bí kíp giúp giảm nguy cơ sẩy thai
(Giúp bạn)Một trong những "kẻ thù" nguy hiểm nhất của thai phụ chính là nguy cơ bị sảy thai. 10 bí kíp hữu hiệu sau đây sẽ giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ nguy hiểm này.
- 1
Không hút thuốc
Hút thuốc luôn gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người nói chung và đôí với thai phụ nói riêng. Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, hút thuốc chính là nguy cơ hàng đầu khiến bạn dễ bị sảy thai.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ hút nhiều hơn 14 điếu thuốc mỗi ngày sẽ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai cao gấp 2 lần. Nguy cơ sảy thai sẽ tỷ lệ thuận với số điếu thuốc lá mà thai phụ thu nạp vào trong cơ thể.
Mặt khác việc hút thuốc lá còn là "thủ phạm" gây nên những dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Chính vì thế, bằng mọi cách phụ nữ mang thai nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá và ngay cả việc trở thành "nạn nhân" của khói thuốc lá cũng rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
- 2
Từ bỏ đồ uống có cồn và caphê
Các minh chứng khoa học đã chỉ ra rằng việc sử dụng các loại đồ uống có cồn 2 lần/tuần sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai gấp 3 lần so với bình thường.
Tương tự như vậy nếu phụ nữ trong giai đoạn mang thai, thai phụ thu nạp một lượng lớn cafein (nhiều hơn 4 cốc mỗi ngày) cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy thai.
Các chuyên gia khuyến cáo thai phụ trong quá trình mang thai nên từ bỏ các loại đồ uống có cồn và caphêin. Trong trường hợp, bạn không thể "đoạn tuyệt" được với caphê, bạn chỉ nên hạn chế uống tối đa một cốc caphê mỗi ngày.
- 3
Tránh xa chất phóng xạ và những độc tố
Việc để cho cơ thể nhiễm phải những chất phóng xạ hay những độc tố gây hại cho sức khoẻ, sẽ khiến bà bầu phải "đối mặt" với nguy cơ cao bị sảy thai.
Những chất độc đầu bảng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé là Asen, chì, formaldehit, benzen, và độc tố ethylen.
Bạn cần chắc chắn rằng, môi trường sinh sống trong giai đoạn mang thai cũng như trong thời điểm thụ thai không có chứa những loại hoá chất độc hại đầu bảng nói trên.
- 4
Thận trong khi dùng thuốc
Việc sử dụng thuốc có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bào thai. Bởi vậy nên các bà bầu cần đặc biệt thận trọng mỗi khi sử dụng thuốc.
An toàn hơn cả là bạn nên hỏi và thực hiện theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước mỗi khi muốn dùng bất cứ một loại thuốc nào, để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc theo ý kiến cá nhân hay những lời mách bảo.
- 5
Tăng cường bổ sung folic
Axit folic đặc biệt có vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai, bởi lẽ nó cần thiết cho sự phát triển não, các dây thần kinh và sự phát triển của bào thai. Nếu thiếu sự bổ sung axit folic sẽ ảnh hửơng đến sức khoẻ của thai phụ và trẻ sinh ra dễ có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh.
Hơn thế nữa, axit folic còn có khả năng làm giảm nguy sinh non, sinh thiếu tháng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu trước khi có ý định mang thai, người phụ nữ nên bổ sung axit folic trước 1 năm, thì sẽ giảm được 50% nguy cơ sẩy thai, suy dinh dưỡng bào thai, chửa ngoài dạ con. Ngoài ra, axit folic cũng có tác dụng giúp bạn phòng ngừa những căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, đột quỵ và một số căn bệnh ung thư khác.
Ngoài việc bổ sung axit folic qua viên nén để phòng ngừa dị tật thai nhi, bạn có thể bổ sung nó qua chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm như măng tây, chuối, bông cải xanh, rau bina và các loại rau có lá màu xanh sẫm, cam và nước cam, gan (trong 300gr gan gà có chứa tới 176mg axit folic), đậu phộng.
- 6
Tránh vận động mạnh và nguy hiểm
Khi đang mang bầu bạn không nên tham gia vào những trò chơi hay những môn thể thao vận động mạnh, mạo hiểm như trượt tuyết, leo núi... Những môn thể thao càng nguy hiểm càng dễ khiến bạn bị thương và điều này đặc biệt nguy hại đến sức khoẻ của thai nhi nhất là trong giai đoạn thứ 2 khi mang bầu.
Luyện tập luôn đem lại những ích lợi với sức khoẻ chúng ta và đối với thai phụ cũng vậy. Tuy nhiên trong thời gian mang thai bạn cần phải đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn môn thể thao thích hợp. Theo các chuyên gia môn thể thao thích hợp nhất với thai phụ là yoga và đi bộ.
- 7
Đề phòng những viêm nhiễm nguy hiểm
Những loại bệnh viêm nhiễm nguy hiểm hàng đầu như viêm gan B, HIV/AIDS, cảm cúm, rubella chính là những " kẻ thù" hàng đầu không chỉ gây nên những dị tật bẩm sinh mà còn khiến cho thai nhi sau khi sinh ra sẽ chỉ sống được một thời gian ngắn.
Các chuyên gia khuyên bạn nếu trong giai đoạn mang thai phải làm việc ở những nơi công cộng, bệnh viện, làm những nhiệm vụ nguy hiểm, tiếp xúc với động vật .. cần phải đeo găng tay và các thiết bị bảo hộ để tránh để vi rút,vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể.
- 8
Tránh mang vác nặng
Trong quá trình mang thai, hàm lượng hoormon progesterone trong cơ thể người phụ nữ sẽ tăng cao. Loại hoormon này sẽ khiến cho các cơ và dây chằng trong cơ thể giãn ra nhiều. Chính vì thế việc mang vác những vật nặng sẽ rất nguy hiểm với thai phụ.
- 9
Tránh những cú sốc về mặt tinh thần
Việc phải chịu đựng những cú sốc về mặt tinh thần, thay đổi áp suất hay những biến đổi lớn trong cuộc sống sẽ khiến cho thai phụ dễ bị xảy thai và tăng nguy cơ sinh sớm
Ví như việc đi máy bay làm thay đổi áp suất hay bơi lặn dưới đáy biển sâu sẽ làm cho cơ thể thai phụ bị thiếu hụt hàm lượng oxy, tăng nguy cơ bị sảy thai và thậm chí là thai chết lưu.
- 10
Tránh sự tăng nhiệt quá nhanh
Làm việc căng thẳng trong điều kiện thời tiết quá nóng sẽ khiến cho thai phụ dễ bị ngất và choáng. Bởi lẽ trong thời điểm mang thai, nhất là trong 12 tuần đầu mang thai, nhiệt độ trong cơ thể người phụ nữ có những lúc có thể tăng lên và dao động ở khoảng 38,5 độ C, cộng thêm với nhiệt độ bên ngoài tăng sẽ làm tăng nguy cơ gây dị tật thai nhi.
Lưu ý: Đôi khi việc sảy thai lại khó có thể phòng tránh được bởi lẽ nguyên nhân gây ra sảy thai là do gặp phải những khiếm khuyết về gien ngay trong quá trình thụ thai. Chính vì thế, bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai có nguy cơ dễ bị sảy thai, nên dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi và tránh quan hệ tình dục trong thời gian đầu mang thai. Trong trường hợp, nếu "thủ phạm" gây sảy thai là do việc thiếu cân bằng hàm lượng hoormon có thể hỏi ý kiến bác sĩ để áp dụng các liệu pháp điều trị hooron.