Hướng dẫn cha mẹ cùng trẻ chơi trò "xử lý tình huống".

12:58 11/02/2014

(Giúp bạn)Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ luôn ẩn chứa trong mình nhiều khả năng kỳ diệu hơn chúng ta tưởng.

Theo phát biểu khoa học được tiến sĩ Susan A. Miller cùng đồng nghiệp đăng trên Early Childhood Today, trẻ em khi vừa ra đời đã được bản năng trang bị cho mình những kỹ năng xử lý tình huống tự nhiên nhất, đó chính là khả năng phản xạ. Khoảng 1 giờ ngay sau khi ra đời, trẻ đã biết cách ngậm và mút để lấy thức ăn khi mẹ cho bú. Về sau, khi trẻ lớn lên, những phản ứng mang tính tự động này sẽ được thay thế bằng những hoạt động có chủ ý hơn như nhận biết nguyên nhân – kết quả hay chủ động bắt chước. Từ đó, khả năng xử lý tình huống của trẻ sẽ dần được bồi đắp và phát triển. Do đó, cha mẹ hoàn toàn có thể phát triển khả năng xử lý tình huống cho trẻ từ rất sớm.

huong-dan-cha-me-cung-tre-choi-tro-xu-ly-tinh-huong-1
 
Cha mẹ có thể phát triển khả năng xử lý tình huống cho trẻ từ rất sớm.

Khi bắt đầu biết cách xử lý tình huống một cách có chủ ý, trẻ sẽ cần nhiều kỹ năng hơn hơn thay vì những hoạt động tự nhiên lúc vừa sinh ra. Những kỹ năng này hình thành nhờ vào quá trình học hỏi bao gồm ba bước: Tập trung để tiếp nhận thông tin, Ghi nhớ để lưu trữ thông tin sau đó áp dụng cho việc Xử lý tình huống. Nếu  có sự chuẩn bị tốt ở cả ba bước này, trẻ sẽ biết vận dụng các kiến thức của bản thân để xử lý các tình huống, tìm kiếm câu trả lời hoặc tạo ra những điều mới mẻ. Có thể nói khả năng xử lý tình huống là dấu hiệu rõ ràng của trí thông minh vượt bậc trong tương lai.

Khi trẻ còn non nớt và luôn hành động theo ý thích, rèn luyện khả năng xử lý tình huống cho trẻ nhỏ nên bắt đầu từ những trò chơi. Theo tiến sĩ Lawrence Kutner từ trường Y khoa Harvard, những hoạt động giải trí phù hợp cũng khiến trí thông minh của trẻ phát triển rất tốt. Nếu biết lợi dụng tính tò mò tự nhiên và mong muốn khám phá của trẻ, cha mẹ có thể tìm những trò chơi giúp con phát huy tối đa khả năng xử lý tình huống. Có thể tham khảo một số trò chơi nhỏ và dễ thực hiện sau đây:

  • 1

    Chơi với bóng

    Khi trẻ đã được 10 tháng tuổi, một trái bóng cao su sẽ mang lại vô số những bài học thú vị cho trẻ. Cha mẹ nên chọn những trái vừa tay và đủ lớn để trẻ không đặt vào miệng. Hãy cùng trẻ ngồi trên sàn và đẩy bóng qua lại, hoặc chỉ đơn giản là giúp trẻ nhặt lại bóng sau mỗi lần trẻ ném hoặc thả nó. Trái bóng cao su sẽ luôn tạo ra những niềm vui thú vị khi trẻ ném, thả, lăn hoặc quan sát sự phản xạ của bóng khi đập vào tường.

    huong-dan-cha-me-cung-tre-choi-tro-xu-ly-tinh-huong-2
     
    Cha mẹ có thể tìm những trò chơi giúp con phát huy tối đa khả năng xử lý tình huống

  • 2

    Đồ vật đâu rồi?

    Cầm trong tay một đồ vật mà trẻ thích nhất, ví dụ như chìa khóa, và đưa ra cho trẻ xem. Sau đó nắm bàn tay lại để trẻ không thấy nữa và hỏi trẻ “chiếc chìa khóa đâu rồi”? Sau đó mở ra lại một lần nữa cho trẻ thấy chìa khóa vẫn nằm ở chỗ cũ. Sau đó đổi tay và lặp lại, có thể ban đầu trẻ sẽ không chú ý nhưng về sau, trẻ sẽ biết nắm lấy tay bố mẹ để mở ra và xem đồ vật bên trong. Và trẻ sẽ biết phân tích rằng, đồ vật sẽ không mất đi khi bố mẹ nắm tay lại.

    huong-dan-cha-me-cung-tre-choi-tro-xu-ly-tinh-huong-3
     
    Nếu được bổ sung đầy đủ DHA, khả năng phân tích và xử lý của trẻ sẽ nhạy bén hơn rất nhiều

    Quy trình vừa chơi vừa học kể trên có hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của não trẻ bởi vì phần não trước của trẻ có nhiệm vụ tập hợp quá trình suy nghĩ, lên kế hoạch và tác động đến các hoạt động của cơ thể. Trong suốt giai đoạn từ thai nhi đến 2 tuổi, não bộ của trẻ phát triển rất nhanh, đạt đến 80% trọng lượng não người trưởng thành. Quá trình tăng trưởng não bộ đòi hỏi nhiều dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là DHA - thành phần chiếm đến 20% cấu tạo bộ não. Nếu được bổ sung đầy đủ DHA, khả năng phân tích và xử lý của trẻ sẽ nhạy bén hơn rất nhiều.

Comments