Hướng dẫn phòng tránh trẻ sụt cân trong dịp Tết

11:53 11/02/2014

(Giúp bạn)Tết là một dịp để mọi người được ăn ngon hơn những ngày thường, với niềm tin dị đoan rằng nếu những ngày đầu năm được no say, dư giả thì những ngay sau cũng sẽ được sung sướng như vậy.

  • 1

    Khi các món ăn cũ cứ được hâm đi hâm lại, rau trái tươi sống thì không có thường xuyên, có gia đình lại lười cả việc nấu cơm nóng… làm cho chúng ta dễ bị ngán ngấy và không thể ăn được nhiều vào bữa ăn chính.

    huong-dan-phong-tranh-tre-sut-can-trong-dip-tet-1

  • 2

    Trẻ em thường thích ăn vặt, nếu trong nhà có sẵn đủ món “khoái khẩu” như bánh, kẹo, mứt,… thì trẻ cũng dễ ăn lặt vặt suốt ngày. Đi thăm hỏi bà con họ hàng đến nhà nào cũng đều được mời ăn bánh mứt, đi nhiều ngoài trời nắng nóng nên uống liên tục các loại nước ngọt v.v… vì thế khi đến bữa ăn chính sẽ bị no ngang không thể ăn đủ lượng thực phẩm chính. Chung cuộc lại, dù ăn suốt ngày nhưng vẫn không nhận đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển.

  • 3

    Vì đi chơi liên tục từ nhà này sang nhà khác, giờ giấc bị xáo trộn, đôi khi các bữa ăn chính có thể bị bỏ qua vì nghĩ rằng đã ăn lắt nhắt cả ngày.

  • 4

    Bạn hãy thử kiểm kê các loại thức ăn phổ biến ngày Tết. Với tinh thần không thể nào thiếu một nồi thịt kho trứng, vài bịch lạp xườn, mấy đòn bánh tét nhân thịt mỡ, bánh chưng v.v… để dự phòng luôn có đồ ăn trong nhà mà đỡ phải nấu nướng, thì thành phần chất béo trong các món ăn là rất cao, thuộc loại “khó tiêu” nên trẻ em thường chỉ ăn được một ít.

  • 5

    Với các lý do trên, bị sụt cân là điều tất yếu.

    Bên cạnh đó, việc thừa mứa thực phẩm, sử dụng thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm công nghiệp… làm tăng nguy cơ gặp phải sự kém vệ sinh bởi phẩm màu độc hại, nhiễm vi khuẩn, bụi bặm do phơi ngoài trời… hoặc ăn thức ăn cũ bị ôi thiu, lên mốc (nhất là lạp xườn, bánh chưng, trái cây… để lâu ngày) thì sẽ dễ bị bệnh, rối loạn tiêu hóa…

    huong-dan-phong-tranh-tre-sut-can-trong-dip-tet-2

    Mặt khác, khi ăn kém, sụt cân thì sức đề kháng trong cơ thể giảm, làm cho cơ thể dễ bị bệnh hơn. Để không phải đối diện với cảnh oái oăm “thức ăn thì đầy mà người lại sụt cân” nói trên, chúng ta cần cố gắng duy trì bữa ăn ngày Tết càng giống những bữa ăn hàng ngày càng tốt. Mỗi ngày cũng nên có ít nhất một bữa cơm nóng, các món mặn nên thay đổi (có thể dùng đồ hộp, thức ăn làm sẵn trong siêu thị… để tiết kiệm thời gian nhưng cần hâm nóng kĩ) và nên có rau trái thường xuyên. Tránh ăn lặt vặt suốt ngày mà nên đưa chung vào bữa chính hoặc thành một bữa ăn phụ. Không nên mua và dự trữ quá nhiều thực phẩm trong nhà vì thực ra chợ chỉ nghỉ bán khoảng 2 – 3 ngày. Nhớ mua đủ rau xanh cho ngày 30, mùng 1, mua bắp cải – bầu – bí – dưa leo… cho mùng 2, mùng 3… Khi mua bánh mứt hay thực phẩm nói chung, hãy chú ý còn trong hạn sử dụng, không có màu sắc sặc sỡ để tránh phẩm màu độc hại. Hâm kĩ thức ăn cũ trước khi sử dụng lại, không ăn các thực phẩm đã bị ôi thiu, mốc hỏng. Tăng cường rau củ, trái cây trong bữa ăn để cung cấp thêm chất tươi, sinh tố giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nếu trẻ có dấu hiệu ăn kém, gầy sút, mệt mỏi,… mà không có thời gian cho trẻ ăn, có thể tạm dùng các sản phẩm cao năng lượng để bổ sung năng lượng và dưỡng chất cho trẻ.

    Tai nạn bị hóc, sặc do vỏ hạt dưa cũng thường gặp ở người già và trẻ em, cũng nên đặc biệt lưu ý những trường hợp này.

    Trong không khí tưng bừng của mùa Xuân sắp đến, chúc các bạn sẽ “ăn Tết” thật ngon và không quên tổ chức những bữa ăn “lành mạnh” để ngày Xuân càng thêm vui hơn, bắt đầu một năm mới sung sức và thành công.

Comments