Không nên cho trẻ bú đêm khi đang mọc răng sữa

14:33 14/04/2015

(Giúp bạn)Nếu nửa đêm cho bé bú hoặc uống sữa hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe răng miệng và cũng không tốt cho giấc ngủ của bé.

Cần phải bỏ cữ sữa đêm khi trẻ mọc răng sữa

Trao đổi trên Tuổi trẻ, bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu, trưởng khoa răng hàm mặt Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết, với suy nghĩ trẻ bú càng nhiều sữa càng tốt, một số cha mẹ đã vô tình hình thành thói quen bú sữa vào ban đêm cho trẻ. Chỉ cần thấy trẻ dậy khóc vào ban đêm là mẹ liền cung cấp ngay một bình sữa.

Trong lúc trẻ vừa ngủ vừa bú, tốc độ nuốt sữa rất chậm. Sau khi trẻ bú xong, một lượng sữa rất lớn sẽ còn đọng lại trong miệng trẻ và chỉ cần 5-10 phút sau đã chuyển hóa thành axit phá hủy men răng.

-1

(Ảnh minh họa)

Quá trình này lặp đi lặp lại trong thời gian dài khiến hàng loạt răng sữa của trẻ bị mủn nát, trẻ bị đau nhức răng triền miên. Trẻ bắt đầu ăn uống kém, sa sút cân nặng.

Cũng theo bác sĩ Đẩu, thường khoảng 7-8 tuổi trẻ bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn, đến 11-12 tuổi mới thay răng cối sữa. Những trẻ bị hư hết răng sữa phải ăn uống như thế nào khi 8-9 năm sau mới mọc đầy đủ răng vĩnh viễn để thay thế?.

Các bác sĩ cho biết khi khám răng cho trẻ họ đều tư vấn gia đình phải bỏ cữ sữa đêm cho trẻ, nhưng nhiều bậc cha mẹ lại cho rằng không cho trẻ uống sữa ban đêm, trẻ sẽ khóc, đói và sụt cân. Bác sĩ đã phân tích cho gia đình trẻ thấy cần phải bỏ cữ sữa đêm vì nếu tiếp tục răng của trẻ sẽ bị nát vụn hết.

Khi đó trẻ sẽ móm như người già bị mất răng, những chiếc răng vĩnh viễn mọc sau này không phát triển như bình thường mà sẽ ngắn, mọc nhấp nhô, xương hàm lệch lạc, biến dạng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt. Giải pháp mà bác sĩ gợi ý để bỏ cử sữa đêm là tăng lượng sữa trong những lần uống khi trẻ còn thức để tổng lượng sữa trong ngày không giảm.

Cũng theo Màn ảnh Sân khấu để bé có hàm răng khỏe mạnh sau này, ngoài việc không nên cho bú đêm thì ngay từ khi bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên, bạn đã phải vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách quấn khăn mềm quanh ngón tay hoặc dùng gạc chuyên dụng rồi thấm nước ấm và nhẹ nhàng lau răng cho bé mỗi ngày một lần.

Khi bé được 1 tuổi, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng và kem đánh răng dành cho trẻ em, chú ý lượng kem đánh răng chỉ cần nhỏ như kích cỡ một hạt đậu là đủ cho bé. Từ 1 – 3 tuổi nên đánh răng cho bé 1 lần/ngày, sau 3 tuổi tăng lên 2 lần/ngày.

Hội Nha khoa Nhi đồng Hoa Kỳ khuyến cáo rằng nên đưa trẻ đến gặp nha sỹ trong khoảng thời gian 7 ngày khi trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Không hoàn toàn vì lý do chữa trị bệnh về răng mà quan trọng hơn, bạn sẽ được nghe những lời khuyên cần thiết từ các bác sỹ chuyên khoa cho việc chăm sóc răng sữa của bé.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Làm thế nào khi trẻ bị sặc thức ăn?
-3 Dáng đi cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn
-4 Trẻ đi nhón gót cẩn thận chân bất thường
-5 Cách dùng thuốc pseudoephedrine chống ngạt mũi an toàn

Theo GDVN

Comments