Làm gì khi con trẻ bị bắt nạt ở trường?
(Giúp bạn)Việc bị bắt nạt thời thơ ấu có thể ảnh hưởng đến trẻ suốt đời. Hãy lắng nghe những tâm sự của con em mình để có thể giúp chúng có cách xử lý các tình huống bị bắt nạt.
Ngày nay, bắt nạt được xem là một vấn đề nghiêm trọng với trẻ nhỏ. Trong số trẻ em bị bắt nạt thì hết một nửa trong số đó bị bắt nạt ở trường. Và nhờ sự phát triển về công nghệ hiện đại thì dọa nạt, khủng bố trên mạng cũng phổ biến hơn rất nhiều.
Để giúp con học được cách xử lý và đáp trả trong các tình huống bị bắt nạt, chúng tôi có một số gợi ý sau đây.
- 1
Các kiểu bắt nạt
Đứa trẻ nào có thể được bắt nạt, đặc biệt là các bé trai. Ở mọi lứa tuổi, bắt nạt có thể có nhiều hình thức. Ví dụ:
- Bắt nạt thân thể bao gồm đánh, đấm, đá và các loại khác gây tổn hại thân thể, cũng như phá hủy tài sản của trẻ.
- Bắt nạt bằng lời nói trêu chọc, đặt tên gọi, nói xấu và kỳ thị chủng tộc – dân tộc, hay truyền bá những tin đồn gây hại.
- Hăm dọa trên mạng bao gồm các email quấy rối, tin nhắn điện thoại và tin nhắn văn bản, cũng như đe dọa trên website, blog hoặc bài viết.
- 2
Các hậu quả bắt nạt
Trẻ bị bắt nạt có thể sợ đến trường, bị đau đầu hoặc đau bụng và khó tập trung vào việc học. Về lâu dài, hậu quả của bắt nạt có thể còn nghiêm trọng hơn. Trẻ bị bắt nạt có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm, lo âu cao; mắc chứng tự ti và có cơ thể không được khỏe mạnh. Trẻ bị bắt nạt có nhiều khả năng suy nghĩ về tự tử. Một số những vết thương về thân thể cũng như tâm lý có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.
- 3
Dấu hiệu nhận biết bắt nạt
Nếu con bạn bị bắt nạt, chúng có thể vẫn còn bình tĩnh nhưng thực chất là đang xấu hổ nên không biểu hiện ra bên ngoài. Các dấu hiệu nhận biết con bạn bị bắt nạt:
- Bị hư hoặc bị mất quần áo hay các vật dụng khác.
- Không giải thích được những vết bầm tím hoặc thương tích khác trên người.
- Miễn cưỡng đi học
- Sức học kém.
- Nhức đầu, đau bụng hoặc khó chịu trong người
- Khó ngủ hoặc biếng ăn
- 4
Phải làm gì nếu con bạn bị bắt nạt
Nếu bạn nghi ngờ rằng con bạn bị bắt nạt, và tình hình bắt đầu nghiêm trọng thì bạn cần:
- Khuyến khích con bạn để chia sẻ tâm sự với mình. Giữ bình tĩnh, lắng nghe một cách yêu thương và đồng cảm với con bạn.
- Tìm hiểu kỹ càng về tình hình hiện tại và hỏi con bạn bị bắt nạt khi nào, những ai liên quan và có ai (bao gồm cả người lớn) chứng kiến tình trạng này và con bạn đã làm những gì để ngăn tình trạng này.
- Hãy dạy cho trẻ làm thế nào để đối phó với tình trạng bị bắt nạt. Dạy con bạn không được trả đũa bắt nạt mà khuyến khích con bạn cần bình tĩnh. Khuyến khích con bạn kết bạn với một nhóm bạn tại các nơi có thể bị bắt nạt như trên xe buýt, quán ăn, ở trường. Bạn cũng cần nhắc nhở trẻ có thể nhờ người lớn hoặc các giáo viên ở trường can thiệp và giúp đỡ.
- Liên hệ với nhân viên nhà trường. Nói chuyện với giáo viên hoặc hiệu trưởng của trường. Đừng liên lạc với cha mẹ của trẻ .