Làm sao để bảo vệ trẻ khi đi xe máy
(Giúp bạn)Nhiều bậc cha mẹ cho con ngồi trên yên xe hoặc ngồi trên ghế sắt lắp thêm ở phía trước, nếu trẻ lớn hơn chút nữa thì ngồi một mình ở phía sau, không đội mũ bảo hiểm và cũng không có đai an toàn. Chỉ một sơ suất nhỏ của người cầm lái, tai nạn đáng tiếc cho trẻ em có thể xảy ra.
- 1
Trẻ ngồi xe an toàn
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông thương tâm ở trẻ em, nhưng chủ yếu vẫn do ý thức về an toàn giao thông của các bậc phụ huynh dành cho con em mình rất hạn chế. Trẻ chưa có khả năng tự bảo vệ và lường trước được những rủi ro xảy ra, do vậy, các bậc cha mẹ phải có trách nhiệm bảo vệ, không nên "đùa giỡn" với tính mạng con mình. Trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe máy, vẫn cần đội mũ bảo hiểm và mang đai an toàn để tránh và giảm nhẹ hậu quả trước những tai nạn đáng tiếc.
- Trẻ dưới 6 tuổi hầu như chưa thể ngỗi vững, khi gặp sự cố, trẻ có thể bị hất ngã rất dễ dàng nếu không có đai bảo vệ hoặc ghế ngồi.
Bất cẩn với an toàn của trẻ
- Trẻ từ 1-2 tuổi có thể sử dụng địu theo người (hoặc ngồi ghế lắp an toàn đằng trước). Bé ngoài hai tuổi đã cứng cáp hơn, có thể dùng đai thắt to bản và nên cho ngồi đằng trước, đi tốc độ chậm. Bé từ 5 tuổi trở lên cho ngồi sau và thắt dây lưng, dây đai an toàn, cố định giữa trẻ và bạn hoặc có ghế ngồi dành riêng cho trẻ. Nhiều người chở con phía sau, trẻ nhỏ ngủ gật mà không có đai an toàn là rất nguy hiểm. Trẻ có thể ngã xuống đường hoặc vừa phải lái xe, vừa phải một tay vòng ra đằng sau để giữ trẻ.
Tốt nhất khi di chuyển trẻ bằng xe máy nên để bé ngồi giữa hai người lớn.
- 2
Với trẻ hiếu động
“Cẩn tắc vô áy náy”, do đó, cha mẹ cẩn thận một chút thì con sẽ bớt bị nguy hiểm hơn. Khi cho trẻ ngồi trên xe, mỗi khi dừng đỗ lại để làm gì đó hoặc dừng trước đèn đỏ cần tắt máy, bạn nên rút hẳn chìa khóa ra khỏi xe để tránh việc trẻ hiếu động tăng ga (nhất là đối với xe ga) khi bạn không chú ý, gây nguy hiểm.
- Trong trường hợp vì lý do gì đó không tắt máy được, với xe ga thì bạn nên giữ tay phanh. Với xe số, bạn giữ chân phanh hoặc sau khi dừng lại, quay về số 0 và tắt máy để tránh trường hợp xe bị rồ máy lao đi.
- Nhiều bậc cha mẹ đặt con ngồi luôn trên yên xe hoặc ngồi trên ghế sắt lắp thêm ở phía trước, nếu lớn hơn chút nữa thì ngồi một mình ở phía sau, không đội mũ bảo hiểm và cũng không có đai an toàn. Chỉ một sơ suất nhỏ của người cầm lái, tai nạn đáng tiếc cho trẻ em có thể xảy ra.
Bất cẩn với an toàn của trẻ
- Trẻ có thể đã ngồi vững, nhưng chỉ trong trường hợp xe chạy an toàn, nhẹ nhàng, không có va quệt, khi có tình huống xấu xảy ra, có va chạm với xe khác, chắc chắn trẻ ngồi chênh vênh sẽ bị văng ra đường. Nhiều bé hiếu động, thấy những vật lạ, đèn mầu bắt mắt thường ngoái đầu lại, cũng dễ dẫn tới tai nạn.
- Không nên để trẻ ngồi phía trước, tính trẻ vốn hiếu động, trẻ chỉ cần vươn tay ra nghịch ngợm một thứ gì đó khiến bạn giật mình đưa tay ra đỡ là có thể ngã xe hoặc mất điều khiển.
- 3
Bảo vệ sức khỏe trẻ
Với tình trạng đường phố ô nhiễm do khói bụi như hiện nay, khi cho trẻ đi xe máy, trẻ cần được trang bị mũ, mũ bảo hiểm, khẩu trang, kính để tránh bụi bay vào mắt và đường hô hấp, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Những ngày trời lạnh, bạn cần hết sức cảnh giác trong vấn đề cho trẻ đi xe máy di chuyển ngoài trời:
- Trẻ nhỏ khi đi xe máy đường xa có thể tử vong ngay trên đường do quá lạnh, nhất là những em bé dưới 2 tuổi, hệ thống cân bằng nhiệt chưa hoàn thiện nên thân nhiệt có thể tụt rất nhanh, làm các cơ quan quan trọng ngừng hoạt động. Đối với những trẻ nhỏ, bạn nên mặc áo liền quần để giữ ấm bụng và chân trẻ. Nên cho trẻ mang bao tay để tránh bị lạnh.Tuy nhiên, cũng cần phải để phòng ôm bé quá chặt hoặc chùm quá kín phủ hết mặt khiến bé nghẹt thở.
- Ngoài lớp áo ấm, bạn nên mặc, ủ cho con bằng áo “phao”, áo gió. Vì dù mặc ấm, nhưng do trên xe rất hút gió nên luôn lạnh hơn bình thường. Việc mặc một lớp áo gió sẽ có tác dụng cản gió lùa vào cơ thể rất nhiều.
- Chú ý mặc áo bên trong cho bé bằng chất cotton, thoáng, dễ thấm mồ hôi. Luôn giữ ấm cổ cho trẻ bằng một khăn xô. Khi đóng bỉm cho trẻ, nên thường xuyên thay để bé không bị nhiễm lạnh. Dọc đường đi, nên chú ý xem trẻ có thở được dễ dàng không và theo dõi các phản ứng của trẻ.