Làm sao để dạy con biết khiêm tốn
(Giúp bạn)Giá trị là những nguyên tắc để bạn xem xét cái nào là đúng là quan trọng trong cuộc sống. Một trong những giá trị mà các bậc phụ huynh có thể làm cho con trẻ thấm nhuần đó chính là sự khiêm tốn. Các bậc phụ huynh thực hiện điều này như thế nào?
- 1Hài lòng nhưng không kiêu ngạo
Chúng ta muốn dạy cho con trẻ biết một điều rằng chính chúng những đứa con của chúng ta là những cô bé cậu bé đặc biệt và tuyệt vời nhất nhưng chúng ta phải hướng con trẻ đến một suy nghĩ là các con hãy cứ hài lòng đi nhưng không được kiêu ngạo với những gì mà con đã làm được.Con trai của bạn có thể sử dụng sức mạnh cơ thể của mình để tham gia vào các môn thể thao và gặt hái được nhiều thành công thay vì trở thành một tên du côn. Con gái của bạn có thể sử dụng thành tích học tập của mình để giúp đỡ một bạn có học lực yếu thay vì cứ đi khoe khoang khoác lác về sự thông minh của bản thân.
- 2Khiêm tốn sẽ làm cho nhiều người nể trọng
Người khiêm tốn là người có thể nhận ra được khả năng của chính bản thân cũng như khả năng của những người khác. Một đứa trẻ 10 tuổi có tính kiêu ngạo nghĩ rằng mình giỏi hơn các bạn khác vì bản thân học rất khá về môn Khoa Học trong khi một đứa trẻ có đức tính khiêm tốn sẽ tự nhận thức được rằng bản thân mình học rất khá về môn Khoa Học nhưng cũng biết được rằng các bạn khác đều có khả năng học tốt ở những môn khác chẳng hạn như Thể Thao, Toán hoặc Ngoại Ngữ.Tôi chẳng bao giờ cho phép con mình giễu cợt vẻ bề ngoài của một ai đó. Thậm chí ngay từ lúc cháu còn rất nhỏ, tôi đã dạy các con mình không được chỉ trích người khác mà hãy nhìn vào những điểm mạnh của họ. Là một bậc phụ huynh, chúng ta có thể nhấn mạnh vào"những cái tốt" ở một đứa trẻ khác khi con chúng ta có khuynh hướng nhấn mạnh vào các mặt tiêu cực của đứa trẻ ấy.
- 3Hiểu được địa vị của một ai đó
Nếu tôi không phải là một thợ điện thì tôi không có quyền bảo nhân viên điện lực làm sao để mắc lại ổ cắm điện. Tôi có thể góp ý bằng một thái độ lịch sự. Vì người thợ điện là một chuyên gia ở đây cho nên đúng hơn là tôi phải hỏi anh ta chứ không phải là bảo với anh ta.Tương tự, một đứa trẻ phải tôn trọng kinh nghiệm, kiến thức và sự thuần thục của những người lớn tuổi hơn.Thái độ này có thể được hình thành trong ý niệm của con em chúng ta bằng cách hãy dạy chúng 3 từ đơn giản: "Liệu có thể...?". Ví dụ như khi một người mẹ đang giúp cô con gái của mình giải bài tập Toán về nhà và làm sai thì bé gái này thay vì nói "Me ơi, mẹ làm sai hết rồi" thì có thể nói là " Có thể mẹ đang làm sai đó mẹ""Liệu có thể...?" là một cụm từ mà có thể biến ý nghĩa kiêu ngạo và chỉ biết có mình thành một câu để biểu lộ sự tôn trọng với người lớn tuổi hơn.
- 4Thừa nhận sai sót
Một người kiêu ngạo có thể tự cho mình là không làm điều gì sai trái trong khi một người khiêm tốn sẽ thừa nhận những sai sót của anh ta. Quan trọng hơn đó là người khiêm tốn luôn ghi nhớ một điều là họ luôn có khả năng bị mắc những sai sót.Tôi đã sai khi cho rằng một đứa trong số lũ trẻ con tôi đã mắc lỗi và khi tôi đã nhận ra sai sót của mình thì tôi cũng đã thẳng thắn xin lỗi là mẹ đã sai vì tôi muốn chúng biết được là Mẹ đôi khi cũng mắc phải những sai sót giống như các con thôi. Nên cho trẻ thấy rằng chúng ta đã thừa nhận những sai sót của mình và hy vọng rằng lần sau tôi sẽ không quá vội vàng như thế cũng như phải thu thập đầy đủ bằng chứng trước khi có quyền "phán xét" trẻ.
- 5Chỉ bảo bằng ví dụ
Cách tốt nhất để dạy con trẻ chúng ta đó là bằng một ví dụ điển hình. Vì với vai trò là cha là mẹ của những đứa con đồng nghĩa với việc chúng ta đang ở vị trí của một người có toàn quyền nên rất dễ rơi vào tình trạng kiêu ngạo. "Sao con dám cãi lời mẹ!" không phải là một cách tốt để phản ứng lại một đứa trẻ không biết nghe lời. Nhiệm vụ của chúng ta là hãy dạy trẻ một cách kiên nhẫn. Khi chúng ta dạy trẻ một cách ôn hoà, không la mắng hoặc dùng những lời lẽ không hay thì chúng ta đã làm mẫu cho trẻ thấy được được như thế nào là khiêm tốn.
- 6Đừng dung thứ những lời nói thiếu tôn trọng
Một đứa trẻ mà mang thái độ bất kính dần dần sẽ trở thành một cậu bé hỗn xược và có thể chửi và nguyền rủa chính cha mẹ của mình. Những hành vi này không phải tự nhiên xuất hiện ở lứa tuổi dậy thì. Nó hình thành từ nhiều năm trước từ thói kiêu ngạo vô kỉ luật.