Làm sao để giúp trẻ vượt qua cơn ác mộng khi ngủ
(Giúp bạn)Ác mộng về đêm sẽ khiến trẻ khó ngủ trở lại gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ ở những đêm tiếp theo. Dưới đây là một số lời khuyên cho các bậc cha mẹ có thể giúp trẻ vượt qua được cơn ác mộng, hạn chế những ảnh hưởng xấu nhất.
- 1
Tạo cho trẻ sự thoải mái sau khi bị gặp ác mộng. Ôm ấp và âu yếm trẻ trên giường của bé, lắng nghe và chia sẻ nỗi sợ hãi, trấn an tinh thần để bé cảm thấy được an oàn. Ở lại phòng ngủ cùng trẻ cho đến khi trẻ bình tĩnh trở lại và chìm vào giấc ngủ.
- 2
Mang lại cảm giác an toàn và thư giãn cho trẻ khi đến giờ đi ngủ. Giữ trạng thái vui vẻ như đọc cho bé nghe các câu chuyện cười về những gì bé thích. Để đèn ngủ trong phòng nếu trẻ sợ bóng tối.
- 3
Để bên cạnh trẻ những đồ vật an toàn mà bé thích và cảm thấy thoải mái nhất. Nằm ngủ với cảm giác an toàn, những đồ vật an toàn giúp trẻ ngủ ngon hơn và thư giãn đầu óc.
- 4
Nói với trẻ về ác mộng mà trẻ gặp trong ngày mới. Dỗ dành trẻ rằng gặp ác mộng là chuyện bình thường. Nếu trẻ vẫn tiếp tục gặp ác mộng tương tự, hãy giuos trẻ tưởng tượng một kết thúc mới cho cơn ác mộng đấy. Bố mẹ cũng có thể đọc cho trẻ nghe những câu chuyện kể về những đứa trẻ khác đã vượt qua cơn ác mộng như thế nào.
- 5
Tránh cho trẻ xem những chương trình TV hay phim truyện kinh dị. Những hình ảnh khủng khiếp có thể khiến trẻ gặp ác mộng, đặc biệt những trẻ lớn tuổi. Nếu nghi ngờ những quyển truyện kinh dị chính là tác nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ trẻ, khiến trẻ gặp ác mộng, hãy nhẹ nhàng loại bỏ những thể loại truyện này
- 6
Cố gắng sắp xếp cho trẻ thời khóa biểu giấc ngủ đều đặn và hợp lý. Nghỉ ngơi thoải mái cũng sẽ giảm tần suất và mức độ của những cơn ác mộng trẻ gặp phải.