Làm sao để trẻ không tổn thương vì tin đồn
(Giúp bạn)Những tin đồn thất thiệt có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của trẻ nhỏ. Dù con bạn là nạn nhân hay 'kẻ châm ngòi' của những tin đồn thất thiệt, thì hậu quả đều rất nguy hại... Vì vậy, dạy trẻ nhận thức về tin đồn và cách ứng phó với tin đồn là trách nhiệm của tất cả các bậc cha me.
- 1
Trò chuyện với trẻ về ý nghĩa của các từ như ‘tin đồn’, ‘chuyện tầm phào’ hay ‘ bí mật’. Giải thích cho trẻ rằng ‘tin đồn’ hay ‘chuyện tầm phào’ được hiểu là khi một người bạn hay một bạn học nói với con bí mật hay lộ ra một phần thông tin cá nhân của người khác nhưng không đúng sự thật.
- 2
Giải thích với trẻ rằng việc ‘hóng’ và nói xấu chuyện của người khác là việc làm xấu và không nên. Giúp con hiểu những tin đồn thất thiệt có thể làm tổn thương bạn bè, người thân của con… Đưa ra tình huống giả định để con trải nghiệm như: nếu con bị bạn bè châm chọc, con cảm thấy thế nào? Vậy, nếu con nói sai sự thật về một người bạn, bạn cảm thấy thế nào… Để con nhận thức được vấn đề rằng, làm tổn thương bạn bè cũng chính là làm tổn thương bản thân mình.
Hãy dạy bé các cách phản ứng linh hoạt khi bé bị trêu chọc. Kẻ “gây chiến” sẽ không có đất “dụng võ’ nếu bé nhà bạn mạnh mẽ và bỏ ngoài tai những lời không hay.
- 3
Dạy trẻ hiểu rằng giữ bí mật là lời hứa, sự tôn trọng cần có cho 1 tình bạn đẹp. Đặt ra trường hợp, con nói với bạn thân 1 bí mật, và người bạn thân kia đi nói với những người khác về bí mật này. Lúc đó con cảm thấy thế nào? Điều mà con cảm nhận cũng chính là cảm giác của bạn bè con khi con không giữ lời hứa
- 4
Dạy con phân biệt phải – trái. Khuyên con rằng, khi nghe được 1 tin đồn, có thể con chưa biết đó là đúng hay sai. Con không nên đánh giá quá chủ quan mà nên giữ kín điều con vừa nghe được, không được lan truyền rộng ra cho người khác biết. Trong trường hợp khó xử, con nên tìm bố mẹ hoặc người lớn để xin ý kiến
- 5
Dạy trẻ cách đối phó với tin đồn, lời nói xấu của bạn bè xung quanh với mình. Hãy dạy bé các cách phản ứng linh hoạt khi bé bị trêu chọc. Kẻ “gây chiến” sẽ không có đất “dụng võ’ nếu bé nhà bạn mạnh mẽ và bỏ ngoài tai những lời không hay. Bé có thể tham gia một hoạt động vui thích với những bé khác, bỏ kẻ “gây rối” đằng sau lưng hoặc đơn giản là đi qua mặt bạn chơi “xấu tính” ấy.
- 6
Việc trêu chọc không chỉ xuất phát từ các bạn ở lớp của bé mà có thể từ cha mẹ, dù bạn không nhận ra. Trêu con có thể là cách đùa vui của cha mẹ nhưng cần “đọc kỹ hướng dẫn”. Nếu bé không thấy hài hước, có thể bạn đã chạm vào nỗi buồn của con. Vì vậy, không đùa với một vấn đề mà bé lo lắng thực sự như sợ bóng tối, nói lắp... vì như thế chỉ làm bé xấu hổ và sợ hãi hơn mà thôi.