Làm sao để vượt qua cơn hờn giận ở bé
(Giúp bạn)Các chuyên gia cho rằng, giận dữ là một phần bình thường của thời thơ ấu.
- 1
Có rất nhiều nguyên nhân gây những cơn la hét om sòm ở bé nhưng phổ biến nhất là:
Bé thất vọng:
Bé 1-3 tuổi đang học cách sử dụng ngôn ngữ và bày tỏ cảm xúc. Bé có thể nhanh chóng bị thất vọng khi đòi thứ gì đó mà không được mẹ đáp ứng hoặc muốn làm điều gì đó nhưng bị cấm. Chẳng hạn, bé lăn giãy trên sàn nhà để đòi mẹ mua cho bằng được một cái điện thoại đồ chơi.
Buồn bã:
Thất vọng, tức giận xen lẫn buồn bã khiến bé khó khăn để kiềm chế cảm xúc, nhất là với những bé còn nhỏ.
Khẳng định tính độc lập:
Đây là lứa tuổi nhiều bé thích làm trái ý cha mẹ, nói “không” liên tục đôi khi để khẳng định cái tôi mạnh mẽ ở bé.
Các chuyên gia cho rằng, giận dữ là một phần bình thường của thời thơ ấu.
- 2
Một số bé dễ hờn giận hơn những bé khác:
Hầu hết các bé trong độ tuổi 1-3 đều giận dữ ở một số thời điểm nhưng có vài bé hờn giận nhiều hơn. Dưới đây là một số lý do phổ biến với những bé dễ giận dữ:
- Một số bé dễ bị thất vọng hơn những bé khác: Do bé chưa nói sõi để bộc lộ cảm xúc hoặc chưa đủ khỏe mạnh để chạy nhanh, leo trèo giỏi... Khi ấy, nếu bị mẹ kéo lại, không cho chạy, bé sẽ có thể lăn đùng ra “ăn vạ”.
- Tính khí mạnh: Một số bé đơn giản là ”cứng đầu” hơn. Bé cũng dễ bộc lộ phản kháng mãnh liệt nếu không vừa ý
- Muốn được quan tâm nhiều hơn: Và giận dữ chính là cách để bé lôi kéo chú ý từ cha mẹ, người thân...
- 3
Ngăn chặn và làm dịu cơn giận ở bé
Chìa khóa để phòng ngừa và làm dịu bé là phải hiểu được những điều gì thường làm bé cáu giận. Dưới đây là một số gợi ý:
- Tránh tình huống khiến bé “nổi quạu”: Chỉ đưa con ra ngoài khi bé thoải mái, no bụng, không bị đói hay mệt. Nên mang theo đồ ăn nhẹ mỗi khi hai mẹ con ra ngoài vì đói làm “bùng nổ” cơn cáu kỉnh ở bé. Khi ở nhà, đặt những thứ bé đòi khuất tầm mắt của bé (như cất đồ ăn vặt ở ngăn tủ kín).
- Dành thời gian vui vẻ với con: Thu xếp để có thời gian chơi với con mỗi ngày. Cùng đọc sách, dạy con đi xe đạp... Ngay cả khi gợi ý này không giúp ngăn ngừa cơn cáu giận ở bé thì nó cũng cải thiện mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và con.
- Hãy để con bạn thấy bạn luôn bình tĩnh: Rõ ràng, bạn là tấm gương cho con. Luôn bình tĩnh và cho bé lựa chọn, thay vì áp đặt sẽ tốt hơn cho bạn và cả bé. Chẳng hạn, tránh nói: “Mặc quần áo đi”, nên nhẹ nhàng: “Con thích áo khoác màu đỏ hay màu đen?”... Khi bạn cho bé quyền được chọn, bé sẽ ít cảm thấy bị áp lực và vì thế, cũng ít “nổi đóa” với mẹ.
- Mẹo phân tâm: Nếu bé thích đồ chơi ồn ào trong khi bạn đang xem tivi, hãy chọn màu và giấy trắng và “thách” bé vẽ chân dung mẹ. Hãy tận dụng khoảng chú ý ngắn của bé để lái bé sang hoạt động khác, yên tĩnh hơn.
Nếu những gợi ý trên thất bại, bé vẫn hờn giận thì bạn đừng vội thất vọng. Vẫn còn vài gợi ý dành cho bạn như sau:
- Hít thở sâu: Nếu bạn cáu, bạn chỉ làm mọi thứ tệ hơn.
- "Xuống nước" tạm thời: Cho bé cái gì bé muốn nếu bạn cảm thấy thích hợp để tạm thời làm bé yên. Nhưng bạn cần nhấn mạnh với bé rằng, nếu lần sau bé còn “ỏm tỏi” thế thì bạn sẽ nghiêm khắc hơn.
- Hãy để con bạn hờn thỏa thích nhưng đó là nơi an toàn: Nói với bé là khi nào bé bình tĩnh thì mẹ sẽ quay lại đón bé.
- Ôm bé: Vỗ về giúp bé trấn an tinh thần. Nhấn mạnh là mẹ yêu quý bé và mong bé không gào khóc nữa.
- 4
Thời điểm cần đi khám
- Cơn giận ở bé thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
- Bé gây tổn thương cho mình hay người thân.
- Bạn lo ngại về sự phát triển của bé.